Dự kiến chi ngân sách 5 năm tới là 9,7 triệu tỷ đồng

15:07 06/11

Chiều 5/11, phát biểu tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, để đáp ứng yêu cầu chi phục vụ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và giảm dần bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu NSNN gắn với cải cách lại NSNN theo hướng bao quát các nguồn thu.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội trưởng. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc.

Thu hồi được 20.292 tỷ từ nợ đọng thuế năm 2019

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, dự toán NSNN 2020 được xây dựng trên tinh thần quyết tâm cao hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN 5 năm 2016-2020.

Tuy nhiên, bước vào năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư, thương mại và tài chính toàn cầu. Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập kinh tế sâu rộng, vì vậy ảnh hưởng của dịch bệnh là rất lớn trên hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN năm 2020 của nước ta.

Trước những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu kép: vừa tập trung phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã trình Quốc hội và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp, chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, như: Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ/năm; giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiêu liệu bay; nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân; giảm tiền thuê đất; gia hạn thời gian nộp thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất; gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước; Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền 21 Thông tư về giảm, miễn các loại phí, lệ phí.

Đến nay, các chính sách trên đã góp phần giảm, giãn khoảng 100 nghìn tỷ đồng nghĩa vụ nộp NSNN, giúp cho DN giảm bớt khó khăn về dòng tiền, tăng tích tụ vốn.

Bên cạnh việc triển khai các giải pháp hỗ trợ miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan tăng cường quản lý thu, chống thất thu, chống chuyển giá. Trong 10 tháng đầu năm, đã thực hiện 48,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra hơn 436 nghìn hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế; kiến nghị xử lý 39.684 tỷ đồng; trong đó, thu NSNN 13.267 tỷ đồng, giảm khấu trừ 1.187 tỷ đồng, giảm lỗ 25.229 tỷ đồng. Đồng thời đã thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT và phạt 117 tỷ đồng. Trong 9 tháng cơ quan thuế đã thu hồi được 20.292 tỷ đồng từ nợ đọng thuế từ năm 2019 chuyển sang.

Trong bối cảnh ước thu NSNN năm nay giảm khoảng 190 nghìn tỷ đồng (12,5%) so với dự toán, ngân sách vẫn phải tăng chi phòng chống thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ thêm về an sinh xã hội. Đến nay, chúng ta đã chi khoảng 19 nghìn tỷ đồng cho các công tác phòng, chống và hỗ trợ người dân do đại dịch Covid-19; NSNN cũng đã chi khoảng 12,5 tỷ đồng hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu Phi.

Trong điều kiện thu NSNN giảm, một số khoản chi phát sinh tăng lớn như đã nêu, nên để đảm bảo cân đối NSNN, một mặt yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục tiết kiệm chi: đã cắt tối thiểu 70% công tác phí trong nước, nước ngoài, tiết kiệm thêm 10% kinh phí thường xuyên ngoài lương và các khoản tiết kiệm khác (được khoảng 17,4 nghìn tỷ đồng).

“Đánh giá chung năm 2020, việc triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH và NSNN chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, thiên tai, dịch bệnh, nhưng nhờ dư địa tài khóa chúng ta tích lũy được qua 04 năm 2016 - 2019 do thực hiện tái cơ cấu lại NSNN, quản lý an toàn nợ công theo tinh thần Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội về kế hoạch tài chính NSNN 05 năm 2016 - 2020; nên chúng ta vẫn đảm bảo được yêu cầu chi tiêu cho các nhiệm vụ quan trọng, kể cả các nhiệm vụ cấp bách phát sinh do thiên tai, dịch bệnh, cho quốc phòng an ninh và đảm bảo nguồn cho đầu tư phát triển theo dự toán năm 2020 (470,6 nghìn tỷ đồng, cả các năm trước chuyển sang là khoảng 630 nghìn tỷ đồng) để kích cầu trong nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn tới đây. Đây có thể coi là điểm sáng của công tác tài chính – NSNN trong giai đoạn 2016-2020”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá.

Các chỉ tiêu về chất lượng nợ công đã được cải thiện rất lớn

Về đánh giá Kế hoạch tài chính ngân sách 05 năm 2016 – 2020, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Kết quả thực hiện phát triển KT-XH và NSNN năm 2020 ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020. Về kinh tế, nếu tăng trưởng GDP 2020 đạt 2-3%, thì bình quân 05 năm 2016 – 2020 đạt 5,8 – 5,9%, trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 6,5 – 7%.

Về NSNN, dự kiến thu NSNN năm 2020 giảm khoảng 190 nghìn tỷ đồng so với dự toán, nên thu 5 năm ước giảm khoảng 150 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.

Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 24,5% (kế hoạch là 23,5%); cơ cấu thu - chi chuyển dịch tích cực; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ mức 68% của giai đoạn 2011 – 2015 lên 80,9% giai đoạn 2016 – 2019 và ước đạt 84,3% trong năm 2020 (mục tiêu là 84 – 85%).

Bố trí tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển tăng dần lên mức 26,9% trong năm 2020; thực tế thực hiện ước đạt 27 – 28% (mục tiêu là 25 – 26%). Tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống 60,5% trong dự toán 2020 (mục tiêu thấp hơn 64%) trong khi vẫn đảm bảo nguồn thực hiện điều chỉnh lương cơ sở, các nhiệm vụ quan trọng quốc phòng an ninh, an sinh xã hội và phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Tỷ lệ bội chi NSNN khoảng 3,8% GDP (mục tiêu cả giai đoạn là thấp hơn 3,9% GDP); nợ công giảm từ mức 63,7% GDP năm 2016 xuống 55% năm 2019 và 56,8% năm 2020.

Các chỉ tiêu về chất lượng nợ công thời gian qua đã được cải thiện rất lớn như: Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011-2015 là 18,1%, bằng khoảng 3 lần tăng trưởng kinh tế; thì đến giai đoạn 2016-2019 giảm còn 6,8%/năm, tương đương tăng trưởng kinh tế (riêng năm 2020 ước tăng khoảng 10% so với năm 2019). Cơ cấu nợ vay trong nước/vay nước ngoài được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn; kỳ hạn phát hành, kỳ hạn danh mục trái phiếu Chính phủ được tăng lên trong khi lãi suất vay giảm sâu, góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Về dự toán NSNN 2021, Bộ trưởng cho rằng, sự phụ hồi kinh tế thế giới và khu vực phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch COVID-19. Trong nước, chúng ta có những thuận lợi cơ bản như: ổn định chính trị; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân cả nước; nhưng bên cạnh đó, trong năm tới vẫn phải yêu cầu duy trì mục tiêu kép, vừa tập trung cho công tác phòng chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh tác động của biến động chính trị-kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, dịch bệnh ngày càng lớn.

Trên cơ sở đánh giá sát khả năng thu ngân sách của từng địa phương năm 2020, dự báo kinh tế thế giới; dự kiến dự toán thu ngân sách trên cơ sở GDP tăng 6%, lạm phát dưới 4%, giá dầu 45USD/thùng.

Mặt khác, tác động của đại dịch COVID-19 đến phát triển KT-XH và NSNN không chỉ dừng trong năm 2020, mà sẽ còn sang năm 2021, thậm chí có thể một số năm tiếp theo. Kinh nghiệm các năm 2012 – 2013, khi kinh tế suy giảm thì tốc độ tăng thu nội địa từ sản xuất kinh doanh chỉ bằng ½ tốc độ tăng GDP. “Trên cơ sở đó, sau khi làm việc với các địa phương, chúng tôi dự kiến tốc độ tăng thu nội địa từ sản xuất kinh doanh năm 2021 là 5,6% so với ước thực hiện năm 2020, là mức khá tích cực trong điều kiện còn nhiều rủi ro”, Bộ trưởng cho biết.

Tuy nhiên, dự toán thu NSNN năm 2021 là 1,34 triệu tỷ (giảm gần 170 nghìn tỷ so với dự toán năm 2020); tỷ lệ huy động vào NSNN là 15,5% GDP; trong đó, từ thuế phí là 13% GDP điều chỉnh (tương ứng 19,7% và 16,6% GDP chưa điều chỉnh).

Trước tình hình trên, để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo động lực cho phát triển KT-XH và kích cầu trong nước, Chính phủ đề xuất bội chi NSNN năm 2021 là 4% GDP (tương ứng là 5% GDP chưa điều chỉnh), tăng 1,5% so với dự toán 2020 (tăng thêm 109 nghìn tỷ). Bội chi NSNN chỉ dành cho đầu tư phát triển (không dành cho chi thường xuyên). Khi đó nợ công 2021 là 46,1% GDP điều chỉnh (tương ứng 58,6% GDP chưa điều chỉnh).

Tổng hợp dự toán thu 2021 và bội chi 2021, thì tổng chi NSNN năm 2021 vẫn giảm khoảng 60 nghìn tỷ so với dự toán năm 2020 và dự kiến bố trí như sau: Ưu tiên bố trí tăng chi cho đầu tư phát triển để đạt tỷ trọng 28,3% tổng chi NSNN (dự toán 2020 là 26,9%); bố trí chi trả nợ lãi và dự phòng theo quy định của Luật NSNN; dành nguồn ưu tiên cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên thực hiện các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khi đó, chi thường xuyên năm 2021 giảm 56 nghìn tỷ so với dự toán năm 2020. Vì vậy, yêu cầu trong năm 2021 phải triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; đồng thời, thực hiện đồng bộ có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đẩy mạnh xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập.

Bội chi NSNN giai đoạn tới khoảng 3,7% GDP và giảm dần

Về dự kiến Kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, Bộ trưởng cho biết: Trên cơ sở dự toán NSNN năm 2021 trình Quốc hội; mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 bình quân 6,5-7% (theo dự thảo Báo cáo Chiến lược phát triển KT-XH 2021-2030 trình Đại hội XIII của Đảng), Chính phủ dự kiến tổng thu NSNN cả giai đoạn khoảng 7,8 triệu tỷ đồng, gấp 1,1 – 1,2 lần so với giai đoạn 2016-2020.

Tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân khoảng 15-16% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13-14%, giảm so với giai đoạn 2016-2020 là 24,5% và 20,4% GDP, chủ yếu do từ năm 2021, chúng ta điều chỉnh quy mô GDP tăng khoảng 25-27% so với  mức hiện hành (nếu tính theo GDP hiện hành thì mức huy động vào NSNN giai đoạn này khoảng 19-20%, trong đó từ thuế, phí khoảng 16-17%).

Bên cạnh đó, giai đoạn tới dự kiến thu từ đất và hoạt động XNK cơ bản ngang bằng giai đoạn 2016-2020, thu từ dầu thô chỉ bằng ½ của giai đoạn 2016-2020 và chỉ chiếm 3,3% GDP điều chỉnh của giai đoạn 2021-2025. Mặc dù vậy, mức độ huy động từ thuế, phí bình quân 5 năm tới đạt 13-14% GDP điều chỉnh, cơ bản tương ứng với mức huy động của các nước ASEAN 5.

Theo Bộ trưởng, cơ cấu thu tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa bình quân chiếm 85-86% tổng thu NSNN, thu cân đối từ hoạt động XNK chiếm 12,7% và thu từ dầu thô chiếm 1,4% tổng thu NSNN (giai đoạn 2011-2015, thu dầu thô chiếm 12,7%, giai đoạn 2016-2020 còn 3,6% tổng thu NSNN).

Kế hoạch 2021-2025 được dự kiến trên tinh thần phấn đấu rất tích cực, tốc độ tăng thu nội địa từ sản xuất kinh doanh bình quân là 8%/năm (giai đoạn 2023 – 2025 là 10%/năm) trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều rủi ro của kinh tế thế giới, đại dịch COVID-19, cạnh tranh giữa các nước lớn; trong nước, bên cạnh các yếu tố thuận lợi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu chi phục vụ phát triển KT-XH và giảm dần bội chi NSNN, Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu NSNN gắn với cải cách lại NSNN theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới phù hợp với thông lệ quốc tế; đảm bảo tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế trực thu và thuế gián thu ở mức hợp lý; khai thác tốt thuế tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép các chính sách an sinh xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế - đảm bảo tính trung lập của thuế, tạo môi trường đầu tư – kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư kinh doanh.

Đồng thời, cũng phải tiếp tục xây dựng chính sách phân cấp ngân sách để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong điều kiện 02 khoản thu ngân sách trung ương được hưởng 100% là thu từ dầu thô chỉ bằng 1/2 và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cơ bản đi ngang so với giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời, cần nghiên cứu giảm dần cơ chế lồng ghép ngân sách để đảm bảo tính chủ động của các địa phương.

Đáng chú ý, về chi NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Dự kiến 5 năm tới tổng số là 9,7 triệu tỷ đồng, gấp 1,3 lần giai đoạn 2016-2020; trong đó, chi đầu tư phát triển 2,75 triệu tỷ đồng, chiếm 27-28% tổng chi NSNN, nhằm hỗ trợ nền kinh tế khôi phục sau đại dịch COVID-19. Chi thường xuyên triệt để tiết kiệm, đảm bảo cho các chế độ, chính sách chi cho con người, chi an ninh – quốc phòng, chi phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các dịch vụ công thiết yếu. Đồng thời, quyết liệt thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công thì chi thường xuyên bình quân còn lại khoảng 62-63% tổng chi NSNN.

Bội chi NSNN bình quân giai đoạn tới khoảng 3,7% GDP và giảm dần, trong đó năm 2021 dự kiến 4% GDP và đến năm 2025 giảm còn 3,4% GDP. Nợ công đến năm 2025 ước khoảng 47,5% GDP điều chỉnh (khoảng 60,4% GDP chưa điều chỉnh).

Lê Sơn( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự trưa
Thời sự trưa 18/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 18/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM PL&ĐS: Kim Bôi đẩy mạnh tuyên truyền Luật đất đai
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Nâng chất lượng GDNN tại các địa phương
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20Phóng sự: KHCN với sự phát triển KTXH tỉnh Hòa Bình
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T22
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T739
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Công tác PC bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 11
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Chuyên mục Nông dân: Các cấp Hội phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T738
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T67
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM NTM: Huyện Lạc Sơn phát huy vai trò CCB trong XD NTM
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T23
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Vai trò của phụ nữ trong XD hạnh phúc gia đình
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T65
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:10THTT: Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới” (Tiếp sóng Đài Sơn La)
21:40Phim truyện: Kế hoạch báo thù T24
22:10Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình với công tác ngăn ngừa, PC ngộ độc thực phẩm
22:20Khát vọng sống số 349
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T24

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 18/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00 Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30 CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
33°C
2m/s 67%
19/05
Weather Hoa binh
32°C
25°C
20/05
Weather Hoa binh
27°C
24°C
21/05
Weather Hoa binh
31°C
24°C