Đợi giao vốn bảo trì đường sắt, 11.000 công nhân chờ lương

10:05 16/04

“Đời sống của gần 25.000 lao động trong Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang bị ảnh hưởng, nguy cơ cao là các lao động hệ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, gác chắn đường ngang (khoảng 11.000 công nhân) sẽ bỏ việc vì không có thu nhập. Vấn đề này đã đẩy doanh nghiệp đến bước đường cùng, khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021”.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Ảnh: VGP/PT

Đây là một phần nội dung trong văn bản khẩn VNR kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư và việc giao nguồn quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (Đề án - PV).

Đời sống công nhân lao động bị ảnh hưởng

Văn bản nêu, với 3.143 km đường sắt, trong đó có 297 khu ga (hàng, khách) có quy mô nhỏ, hạ tầng cũ; tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (KCHTĐS) đan xen giữa tài sản nhóm 1 (do Nhà nước đầu tư) và nhóm 2 (được đầu tư từ nguồn vốn của VNR). Từ trước đến nay, việc khai thác được giao cho VNR trực tiếp tổ chức khai thác, nguồn kinh phí thu được trích nộp vào ngân sách nhà nước là 20%, 80% còn lại là doanh thu của Tổng công ty, dùng để chi cho các hoạt động phục vụ tổ chức khai thác (chi phí nhân công, chi phí duy tu, bảo trì tài sản,...).

Hiện nay, công tác quản lý, bảo trì tài sản KCHTĐS quốc gia và quy trình vận hành 3.143 km đường sắt, khắc phục sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt có liên quan chặt chẽ, mật thiết và phải do một chủ thể thống nhất quản lý điều hành.

“Tuy nhiên, Đề án quản lý, sử dụng tài sản KCHTĐS quốc gia do Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ tới thời điểm này vẫn tiếp tục tạo ra nhiều cấp trung gian quản lý, nhiều thủ tục hành chính trong việc quản lý, bảo trì, khai thác tài sản KCHTĐS”, Chủ tịch HĐTV VNR Vũ Anh Minh cho biết.

Ông Vũ Anh Minh cho rằng, cách thức quản lý này hiện đang làm gia tăng cấp phép, phê duyệt đề án con (giấy phép con), đặc biệt vẫn đề xuất cơ chế giao dự toán kinh phí bảo trì cho Cục Đường sắt Việt Nam (cơ quan chỉ thực hiện chức năng tham mưu trực thuộc Bộ GTVT và không quản lý tài sản KCHTĐS).

Đồng thời, đề xuất của Bộ GTVT tại Đề án sẽ phá vỡ tính thống nhất giữa các hoạt động quản lý, bảo trì KCHTĐS với công tác đảm bảo an toàn chạy tàu và kinh doanh vận tải đường sắt, làm đình trệ hoạt động vận tải đường sắt, triệt tiêu vận tải đường sắt vì khi đó VNR sẽ phải điều hành giao thông vận tải đường sắt trong điều kiện hệ thống KCHTĐS quốc gia bị chia cắt, thiếu sự kết hợp đồng bộ do có quá nhiều chủ thể quản lý, khai thác, phá vỡ nguyên tắc "thống nhất, tập trung" - nguyên tắc cơ bản, chủ chốt nhất trong hoạt động vận tải đường sắt từ trước đến nay.

Thậm chí, ông Vũ Anh Minh còn khẳng định, đề xuất của Bộ GTVT tại Đề án không những không khắc phục được các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn gây ra rất nhiều đình trệ, ách tắc cho VNR, đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản và có thể triệt tiêu hoạt động vận tải đường sắt trong hệ thống giao thông vận tải.

Theo dự toán hằng năm, phần vốn ngân sách dành cho bảo trì phân về đường sắt là 2.800 tỷ đồng, nhưng tới thời điểm này vẫn chưa được giao xuống. 20 công ty con của VNR làm nhiệm vụ bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt hiện đang nợ lương công nhân nhiều tháng, cũng như chưa có kinh phí mua vật tư duy tu, bảo trì.

Đây không phải lần đầu tiên VNR kêu cứu vì vướng mắc chậm được phân bổ vốn bảo trì. Trước đó, tháng 2/2020, lãnh đạo ngành đường sắt cho biết chưa nhận được dự toán, khiến 11.315 người lao động không có tiền lương, dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu. Nguyên nhân cũng do vướng mắc tại cơ chế giao dự toán bảo trì, thay vì giao thẳng cho VNR như trước đây, thì Bộ GTVT lại đặt hàng cho VNR thông qua Cục Đường sắt.

11.315 người lao động phần việc bảo trì đường sắt đang đợi tiền lương, dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu. Ảnh minh họa

Thực hiện đặt hàng theo Luật Ngân sách

Theo quan điểm của Bộ Tư pháp, việc Bộ GTVT giao dự toán quản lý, bảo trì KCHTĐS quốc gia cho VNR để tổ chức thực hiện không trái với quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, không phải giao qua các khâu trung gian không cần thiết, làm chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.
Tuy nhiên, trong văn bản báo cáo Chính phủ mới đây, theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt thực hiện công tác quản lý, bảo trì tài sản KCHTĐS quốc gia cho VNR là không phù hợp với quy định Luật Ngân sách Nhà nước.
Việc đặt hàng bảo dưỡng KCHTĐS quốc gia phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019.
Về phía Bộ GTVT, cơ quan này thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, việc giao dự toán bảo trì phải thực hiện theo quy định pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, Bộ GTVT đã thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Chính phủ trong các cuộc họp trước đó.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/4/2020, Bộ GTVT đề xuất giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho Cục Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và thực hiện đặt hàng bảo dưỡng KCHTĐS quốc gia theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019.
“Hiện tại, Bộ GTVT đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện công tác đặt hàng bảo trì KCHTĐS quốc gia năm 2021 theo quy định. Trong thời gian Đề án chưa được phê duyệt, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, VNR khẩn trương triển khai ký hợp đồng đặt hàng bảo trì KCHTĐS quốc gia năm 2021 với Cục Đường sắt Việt Nam để đảm bảo chất lượng công trình, an toàn giao thông đường sắt và chế độ cho người lao động”, văn bản của Bộ GTVT nêu rõ.

Trước đó, trong buổi Toạ đàm “Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt Việt Nam” ngày 25/3/2021 do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, Chủ tịch HĐTV VNR Vũ Anh Minh cũng nêu vấn đề, trong phân bổ vốn ngân sách để bảo trì đường sắt cũng đang lặp lại tình hình như đầu năm 2020.

Bộ GTVT và VNR vẫn chưa có tiếng nói chung về vấn đề giao vốn bảo trì, trong khi các công ty bảo trì đường sắt chật vật lo tiền bảo trì và trả lương cho người lao động..

Bên cạnh đó, với việc không được giao dự toán ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức bảo trì KCHTĐS quốc gia, Bộ GTVT cũng không tiếp tục giao cho Tổng công ty thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM (trong kế hoạch sử dụng 7.000 tỷ đồng), không tiếp tục giao dự toán sự nghiệp kinh tế đường sắt năm 2020 để thực hiện nâng cấp, cải tạo các đường ngang theo Quyết định 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phan Trang ( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
GTCT đêm 24.11
Thời sự tối 24/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 25/11/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình Văn hoá nghệ thuật
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Chuyên mục mon ngon: Hấp dẫn món Lẩu ốc khi thời tiết sang thu
06:30Thời sự sáng 25.11
07:00Phóng sự: Hiệu quả chính sách Hỗ trợ phát triển NN của tỉnh Hòa Bình
07:10Phóng sự: Chăm sóc trẻ em khi thười tiết chuyển mùa
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T55
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào DTTS
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Căn phòng bí mật T17
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T930
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: TP Hoà Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM
11:45Thời sự trưa 25.11
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T37
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn nghệ cuối tuần
13:40Phóng sự: Đổi mới trên bản Mông
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T929
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T32
15:45Thời sự trưa 25.11
16:00Bản tin thế thao 25.11
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn hóa Hòa Bình
17:00Chương trình: Khát vọng sống 376
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân 16
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TP Hoà Bình
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 25.11
20:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Công tác chuẩn bị Đại hội đảng cơ sở vùng dân tộc thiểu số
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T26
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T46
22:15Phóng sự: Kim Bôi tập trung PTKT những tháng cuối năm
22:25Thời sự Hòa Bình tối 25.11
22:55Bản tin thế thao 25.11
23:00Phóng sự: Hiệu quả chương trình chính quyền thân thiện – vì nhân dân phục vụ
23:10 Phim truyện: Ngã rẽ số phận T36
23:55 GTCT đêm 25.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 25/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Lao động việc làm
16:20CM Tạp chí Dân tộc và Phát triển
16:30CM Xây dựng Đảng
16:50Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Xây dựng Đảng
21:40CM Lao động việc làm
21:50CM Tạp chí Dân tộc và Phát triển
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
0.32m/s 94%
26/11
Weather Hoa binh
22°C
16°C
27/11
Weather Hoa binh
18°C
17°C
28/11
Weather Hoa binh
21°C
17°C