Dệt may Việt Nam hình thành chuỗi khép kín, tận dụng cơ hội từ EVFTA

16:17 09/09

Hiệp định EVFTA sẽ thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất của ngành dệt may khép kín, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần phụ thuộc nhập khẩu nguyên phụ liệu bên ngoài.

Đến nay đã hơn 1 tháng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu – EU (EVFTA) có hiệu lực. Hiệp định đang tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may. Tuy vậy, để được hưởng những ưu đãi từ Hiệp định, ngành dệt may sẽ phải vượt qua nhiều thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất vẫn là quy tắc xuất xứ.Với Hiệp định EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Như vậy, lợi thế cạnh tranh về thuế của các quốc gia đang cạnh tranh với nước ta như Bangladesh, Campuchia, Pakistan sẽ không còn trong thời gian tới.Hiệp định EVFTA có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may, đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đã chịu tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và gần đây là dịch bệnh Covid 19. Cùng với lợi ích về xóa bỏ thuế quan, EVFTA với quy tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải” kết hợp với yêu cầu “từ sợi trở đi” sẽ thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành. Tuy vậy, việc thực hiện EVFTA cũng như các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác đặt ra những thách thức đối với Việt Nam.

Dệt may Việt Nam hình thành chuỗi khép kín, tận dụng cơ hội Hiệp định EVFTA. (Ảnh minh họa)

 Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, Tổng Công ty cũng tính toán đến chiến lược phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích, không chỉ trong EVFTA mà còn trong nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác.

Với Tổng công ty May 10, trong các chủng loại sản phẩm đang xuất khẩu vào châu Âu có những chủng loại sản phẩm có được hưởng về thuế bằng không ngay. Chúng tôi có thể sử dụng chuỗi cung ứng dệt may để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ từ vải nhưng cũng có những sản phẩm mà chúng tôi vẫn chưa thể mua được trong nước, do một số doanh nghiệp dệt trong nước chưa tăng được năng suất cũng chưa làm ra những chủng loại vải mà chúng tôi cần. Tuy nhiên, tôi đánh giá đây chỉ là những khó khăn trong ngắn hạn, Hiệp định EVFTA sẽ có những lợi ích rất lớn” - ông Việt nói.

So với các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia, quy tắc xuất xứ trong EVFTA có nhiều điểm mới và phức tạp hơn, cả về cách diễn đạt tiêu chí và các quy định kèm theo. Cụ thể với ngành dệt may của Việt Nam, để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA thì yêu cầu vải phải được dệt tại Việt Nam hoặc EU và cắt may tại Việt Nam.

Nói rõ hơn là quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may được thể hiện dưới dạng “quy trình sản xuất cụ thể” không phải quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa như Hiệp định CPTPP hay các FTA đã ký khác. Ngoài ra, trong EVFTA, nguyên tắc cộng gộp cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của Hàn Quốc hoặc một nước thứ ba mà hai bên cùng ký hiệp định thương mại tự do như Nhật Bản.

Tuy nhiên, hiện nay, việc cộng gộp vải vẫn chưa được áp dụng, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam nhận định: Nếu nhanh chóng có thỏa thuận của Việt Nam với Hàn Quốc và Nhật Bản về quy tắc xuất xứ, để đảm bảo cộng gộp được hưởng EVFTA, thì chúng ta ngoài 20% tự chủ nguyên liệu trong nước, bây giờ có thêm 25% của Hàn Quốc và Nhật Bản cộng gộp thì gần như chúng ta đã có tới 45% đáp ứng được yêu cầu. Cho nên rất quan trọng, việc thỏa thuận của Bộ Công Thương đối với Hàn Quốc rồi sau đó là Nhật Bản và thông báo chính thức cho EU là chúng ta được quyền áp dụng”.

Để được hưởng những ưu đãi từ EVFTA, nhiều năm nay, các doanh nghiệp dệt may đã tính toán đến chiến lược phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích, không chỉ trong EVFTA mà còn trong nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro khi tập trung vào nguyên phụ liệu từ một vài thị trường.

Theo thống kê, hiện nay, ngành dệt may có 85% số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng, 15% doanh nghiệp có quy mô vốn hơn 50 tỷ đồng, doanh nghiệp có quy mô vốn hơn 500 tỷ chỉ chiếm 3%. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo sức hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tham gia triển khai xây dựng các dự án đầu tư vào dệt, nhuộm, theo quy trình khép kín.

Việc chú trọng cải cách hành chính nhằm tháo gỡ những thủ tục về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế và các tiêu chuẩn, quy trình quản lý do Liên minh châu Âu quy định cũng được đặt ra.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên đánh giá: Chúng ta không có đường nào khác là phải tạo được lợi ích cho người nhà đầu tư. Nếu người ta đầu tư vào mà người ta không biết được tính chính xác thì rất khó. Ví dụ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bao nhiêu năm? Đất cho thuê bao nhiêu năm ưu đãi? Vấn đề môi trường có thể xử lý nước thải không? Nếu ta không trả lời câu hỏi đó thì chắc chắn không ai cho đầu tư cả.

Ngành dệt may đã có kiến nghị rất nhiều với Chính phủ và Chính phủ cũng phải có chủ trương rất lớn về vấn đề này thì mới giải quyết điểm đó. Có được như thế thì sau 3 năm nữa thì lợi ích về thuế chúng ta mới có thể giảm được, ví dụ ta có thể giảm xuống chỉ còn 0% thôi thì lập tức lượng xuất khẩu chúng ta có thể tăng lên”.

Hiệp định EVFTA kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam trong việc gia tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường EU. Cùng với đó, Hiệp định sẽ thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ thượng nguồn đến cắt may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần phụ thuộc việc nhập khẩu nguyên phụ liệu bên ngoài./.

 Bá Toàn/VOV1( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Khi em đẹp nhất T1
Thời sự tối 8/10/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 09/10/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Phát triển kinh tế thông qua các mô hình Dân vận khéo
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Tăng cường kiểm tra lỗi vi phạm nồng độ cồn
07:10Phóng sự: Nâng cao thu nhập cho phụ nữ vùng đồng bào DTTS
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00 Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T10
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình tiếp tục khắc phục hậu quả do mưa lũ
09:25Chuyên mục XD Đảng: Kim Bôi chuẩn bị cho Đại hội Đảng cấp cơ sở
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Khi em đẹp nhất T1
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T883
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động Nghề y ngoài công lập
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 3 – T60
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Những giải pháp thu hút đầu tư tỉnh Hòa Bình
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T882
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Thời gian đều biết T30
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Thế giới động vật
16:55Phóng sự: Sự cần thiết đầu tư hạ tầng GTNT vùng đồng bào DTTS
17:10Phóng sự: Tăng cường công tác PCCC tại các chợ trung tâm
17:20Phóng sự: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 3- T25
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Người cao tuổi: Phong trào văn hóa, văn nghệ ở người cao tuổi
20:25 Phim truyện: 30 chưa phải là hết T32
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T2
22:10Phóng sự: Các địa phương rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở ở khu dân cư
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T8
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00 Phim truyện: Duyên định kim tiền T30
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 09/10/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Xây dựng Đảng
10:20Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM Văn hóa 4 phương
16:30CM Pháp luật và đời sống
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Pháp luật và đời sống
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa 4 phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
clear sky
30°C
1.32m/s 54%
10/10
Weather Hoa binh
31°C
23°C
11/10
Weather Hoa binh
31°C
23°C
12/10
Weather Hoa binh
30°C
23°C