Dệt may kiên trì vượt khó đón cơ hội thị trường

09:05 04/07

Bước sang năm 2024, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã có những tín hiệu khởi sắc hơn. 5 tháng đầu năm, hàng dệt may Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại thị trường Mỹ và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Những tác động về giá và những yêu cầu mới, khắt khe của thị trường đang đặt ra thách thức với ngành dệt may Việt Nam, song các doanh nghiệp trong nước đã chủ động thích ứng để không bị lỡ nhịp trong cuộc chơi toàn cầu.

Khởi sắc nhờ đơn hàng nhưng giá vẫn thấp

Sang năm 2024, dệt may đã có những tín hiệu thuận lợi hơn về tình hình đơn hàng, mặc dù điểm mấu chốt là giá đơn hàng không tăng. 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng nổi bật có thể kể đến là Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại thị trường Mỹ; xuất khẩu dệt may đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc giảm 2%, đạt 66 tỷ USD; Bangladesh chỉ tăng 3,9%, đạt 21,7 tỷ USD (Bangladesh tháng 5-2024 suy giảm mạnh 16%).

Đánh giá về bức tranh của ngành dệt may trong 5 tháng đầu năm, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho rằng, sự khởi sắc trong xuất khẩu dệt may của nước ta không xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may của thế giới cải thiện mà do có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam, kết hợp với lợi thế tỷ giá.

Dệt may kiên trì vượt khó đón cơ hội thị trường
Hoạt động sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè. Ảnh: NAM CAO 

Thông tin từ Vinatex cho biết, với ngành may nói chung và các doanh nghiệp may trong Tập đoàn nói riêng, câu chuyện đủ đơn hàng không quá khó. Các doanh nghiệp đủ đơn hàng từ những tháng đầu năm. Tới nay, hầu hết doanh nghiệp ngành may đã có đủ đơn hàng sản xuất đến hết quý III-2024 và tiếp tục đàm phán ký kết cho quý IV-2024-mùa cao điểm sản xuất cho các đơn hàng dịp Noel và Tết, tuy nhiên, đơn giá vẫn thấp hơn 20%, thậm chí là 50% so với năm 2019-thời điểm trước dịch Covid-19. Với ngành sợi, đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường chính như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc... đã tiệm cận mức hòa vốn, nếu tiết giảm được các chi phí trong sản xuất có thể đạt lợi nhuận. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã linh hoạt chuyển đổi sang các mặt hàng sợi pha, sợi recycle vốn không phải là thế mạnh để tìm hướng đi mới tại các thị trường ngách bên cạnh sợi cotton truyền thống.

Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may

Dự báo 6 tháng cuối năm, nhu cầu dệt may tại các thị trường tiêu thụ chính chưa thể cải thiện, kế hoạch cắt giảm lãi suất tại các thị trường này chưa rõ ràng, trong khi các quốc gia cạnh tranh dự kiến sẽ phá giá mạnh đồng tiền 15%-20% để hỗ trợ xuất khẩu, giành lại thị phần, các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực cạnh tranh về đơn giá trong bối cảnh đơn giá vốn đã thấp của hai năm qua chưa cải thiện.

Mặt khác, cước vận tải biển, tiền lương, tiền điện, lãi suất ngân hàng... được dự báo tiếp tục tăng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tạo điểm nhấn và gia tăng giá trị cho sản phẩm dệt may Việt Nam, ông Cao Hữu Hiếu cho biết, trong tháng 7 tới, Vinatex sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động trung tâm phát triển sản phẩm mới tại phố Minh Khai (Hà Nội). Đây là một trong những trung tâm được đầu tư rất hiện đại và bài bản, chuyên làm hàng FOB (sản phẩm hoàn chỉnh) mang thương hiệu Vinatex. “Mặc dù chúng ta đã có đủ cả sợi, dệt, nhuộm và may nhưng khâu phát triển thị trường, thiết kế sản phẩm hoàn toàn mang thương hiệu Việt Nam để chào bán trọn gói cho khách hàng vẫn chưa làm được. Chính vì thế, Vinatex đã có kế hoạch và chuẩn bị đủ các yếu tố cần thiết để đưa trung tâm phát triển sản phẩm vào hoạt động, đây là bước cụ thể hóa mục tiêu Việt Nam có sản phẩm may mặc hoàn toàn mang thương hiệu Việt Nam", ông Cao Hữu Hiếu khẳng định.

Trên cơ sở tín hiệu đơn hàng của ngành dệt may, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mục tiêu xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD của dệt may Việt Nam trong năm nay là khả thi. Song bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nhấn mạnh rằng, thực tế, các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới ngày càng ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp xanh hoặc yêu cầu các nhà cung cấp áp dụng nhiều biện pháp thực hành xanh. Đây được xem là biện pháp bảo vệ danh tiếng và triết lý kinh doanh của họ, đồng thời đáp ứng những quy định được luật hóa ngày càng khắt khe. Chính vì vậy, chuyển đổi xanh là con đường tất yếu, đây là cuộc chơi chúng ta không có quyền lựa chọn, nhưng hiện nay, hơn 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành đang thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh.

Để thích ứng với những khó khăn, trước mắt, các đơn vị trong ngành dệt may tiếp tục linh hoạt trong điều hành, tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường, xác định mặt hàng có tính kỹ thuật khó, đơn hàng nhỏ... nhưng giá trị gia tăng cao để sản xuất thay vì các mặt hàng phổ thông giá rẻ, khó cạnh tranh. Thường xuyên theo dõi và cập nhật, dự báo những thông tin về thị trường, xây dựng các kịch bản có thể xảy ra và có phương án phù hợp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng chủ động thích ứng với những tiêu chuẩn về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, ngoài tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về môi trường, những chính sách phúc lợi cho người lao động, các đơn vị dệt may tiếp tục hiện đại hóa mô hình quản trị, minh bạch thông tin truy xuất chuỗi cung ứng; từng bước xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực để phục vụ quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

VŨ DUNG

Theo https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/det-may-kien-tri-vuot-kho-don-co-...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự trưa
Thời sự tối 7/7/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 08/07/2024

T/gianNội dung chương trình
05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình VHNT
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Cần phát triển đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Công tác phòng chống dịch mùa hè
07:10Chuyên mục Nội chính: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp
07:20 Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Đà Bắc
07:45Tạp chí Thông tin kinh tế
08:00Phim truyện: Bác Ba Phi T2
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa Đàm: Chiến lược lâu dài về bảo tồn, phát huy giá trị Văn hóa DT Mường
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Gamshow Đập hộp kén rể T25
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T790
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Ý nghĩa của cuộc thi Sáng tác tranh cổ động 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 2-T62
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Văn Hòa Hòa Bình
13:40Phóng sự: Hòa Bình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T789
14:05Khám phá thế giới
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục SMVH: Nét đẹp văn hóa chợ vùng cao
15:00Phim truyện: Kế hoạch báo thù T12
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:00Chương trình: Khát vọng sống 356
17:10Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 2- T41
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục NTM: Yên Thủy dồn sức cho xây dựng NTM
20:25Phim truyện: Người mẹ kế kỳ lạ T 2
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T29
22:15Phóng sự: Cảnh báo nguy cơ đi qua ngầm tràn mùa mưa lũ
22:25Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thế thao
23:00Chuyên mục ASXH: Tăng cường truyền thông về BHXH một lần
23:10 Phim truyện: Con gái ông trùm T1
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 08/07/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Lao động việc làm
16:20CM Tạp chí DT và PT
16:30CM XD Đảng
16: 50Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn (Kẻ trộm sách)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM XD Đảng
21: 40CM Lao động việc làm
21: 50CM Tạp chí DT và PT
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
35°C
1.57m/s 57%
09/07
Weather Hoa binh
36°C
26°C
10/07
Weather Hoa binh
34°C
27°C
11/07
Weather Hoa binh
36°C
26°C