Chuẩn hóa chuỗi tôm hướng tới xuất khẩu

14:45 26/02

Để hướng tới mục tiêu xuất khẩu (XK) tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam cần hình thành các chuỗi từ nuôi trồng, chế biến, XK và chuẩn hóa các chuỗi cung ứng này đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Mô hình sản xuất tôm theo chuỗi đạt tiêu chuẩn.

Nhiều khó khăn khi mở rộng sản xuất

Ngành tôm Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng nhờ hiệp định thương mại tự do ký với EU (EVFTA), sẽ có hiệu lực trong năm 2019. EU, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đang là những thị trường nhập khẩu (NK) tôm lớn nhất của Việt Nam. Trong tương lai hai thị trường EU và Mỹ được coi là những thị trường tiềm năng nhất để gia tăng giá trị của xuất khẩu (XK) tôm. Tuy nhiên hai thị trường này cũng là hai thị trường khó tính, yêu cầu cao về mặt kỹ thuật nên đòi hỏi ngành tôm phải có những thay đổi để đáp ứng được các yêu cầu này.

Nhìn vào thực tế hiện nay, đa phần sản xuất tôm ở quy mô hộ vẫn khá nhỏ lẻ nên khó kiểm soát chất lượng đại trà dạng hàng hóa. Điển hình như tại Cà Mau, nơi có tổng diện tích nuôi tôm lên tới 280.849 ha và có đến 30 nhà máy chế biến với công suất 250.000 tấn/năm. Đây là địa phương được đánh giá có nhiều nhà máy có trang thiết bị công nghệ hiện đại so với khu vực và trên thế giới để cho ra đời hơn 137.000 tấn tôm mỗi năm, trong đó XK hơn 120.000 tấn.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của lãnh đạo sở NN&PTNT Cà Mau, ngành tôm tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như việc phát triển sản xuất ngoài quy hoạch còn nhiều. Cùng với đó kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nhất là về điện, thủy lợi. Trong khi đó, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ và manh mún, tổ chức liên kết sản xuất dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt về ứng dụng KHCN còn hạn chế, nhất là nuôi siêu thâm canh. Chưa có quy trình nuôi chuẩn, hầu hết còn nuôi theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản. Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng chưa nhiều.Về môi trường và dịch bệnh cũng đáng lo ngại khi môi trường nước đang bị ô nhiễm, chưa có mạng lưới quan trắc môi trường vì vậy dịch bệnh trên tôm nuôi luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro…

Đặc biệt, về giá cả đầu vào, đầu ra sản phẩm theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, giá vật tư đầu vào luôn tăng, nhất là thức ăn và con giống. Giá tôm luôn biến động rất khó lường, có lúc giảm sâu, dưới giá thành nuôi hiệu quả kém, bị thua lỗ…

Những khó khăn của người nuôi tôm tại Cà Mau cũng là những khó khăn chung của nhiều hộ nuôi tôm trên cả nước. Tạm gác phần lớn các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ sang bên, hiện nay số các doanh nghiệp (DN) có đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường khó tính chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng bản thân các DN này cũng gặp nhiều vướng mắc khi mở rộng sản xuất cho XK.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty Cổ phần tập đoàn Thủy sản Minh Phú – DN XK tôm hàng đầu của Việt Nam cho biết: “DN rất khó trong việc thuê đất của người dân, Minh Phú tìm ra mô hình DN xã hội mà không cần dồn điền đổi thửa, không cần thành các cụm nuôi lớn. Theo đó, người nông dân góp đất và kinh doanh trên chính mảnh đất của người ta.Từ đó liên kết thành một DN tạo ra khối lượng lớn hàng hóa”.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Quang, điều khiến mô hình này chưa thể phân chia lợi nhuận là do DN phải làm nhiều chứng nhận quá nếu muốn vào các thị trường khác nhau và chi phí rất tốn kém.
“Mỗi một thị trường một chứng nhận nên chúng tôi cần phải làm đa chứng nhận.Có chứng nhận lên tới 8 tỷ đồng và 1-3 năm mới có chứng nhận để bán được hàng. Như vậy đến Minh Phú còn không chịu nổi thì người dân nào chịu nổi? Đó còn chưa kể mỗi năm phải tái đánh giá chứng nhận với chi phí vài chục ngàn đô la”, ông Lê Văn Quang nêu thực trạng.

Chuẩn hóa các chuỗi tạo nguồn hàng chất lượng

Tháng 1/2019, Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Kerry đã có chuyến làm việc tại Việt Nam. Trong buổi làm việc này, Seafood Watch (SW) – một tổ chức phi chính phủ của Mỹ chuyên đánh giá chất lượng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã chọn Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV- Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) làm đối tác phía Việt Nam để tư vấn cho Chính phủ về tiêu chuẩn tôm thương phẩm nếu muốn vào thị trường Mỹ.

Để tìm hướng phát triển bền vững cho con tôm Việt Nam, SW và Ban IV đã đưa ra giải pháp tại chuỗi hội thảo “Mô hình sản xuất tôm theo chuỗi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ” trong tháng 2/2019  tại Sóc Trăng, Trà Vinh và Cà Mau.

Kết quả của các hội thảo này sẽ được đưa ra thảo luận tại phiên hiến kế, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong phiên Toàn thể dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3/2019 tới đây tại Hà Nội.

Ông Josh Madeira, Phụ trách chính sách bảo tồn biển, Chương trình Seafood Watch (SW), Mỹ thông tin: Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn, trong các thị trường xuất khẩu vào thị trường Mỹ có Việt Nam và phía Việt Nam cũng mong muốn được mở rộng sản phẩm tôm tại thị trường Mỹ. “Quan điểm giờ đây không phải mở rộng diện tích nuôi nữa mà là tăng hàm lượng chất lượng con tôm. Muốn XK tăng giá trị tại thị trường Mỹ cũng như các thị trường lớn khác cần hiểu rõ về tiêu chuẩn của các thị trường để có thể thành lập chuỗi sản xuất, tăng giá trị cho con tôm nuôi”, Ông Josh Madeira nhấn mạnh.

Hiện nay, các đối tác của SW đều cam kết tăng thu mua các sản phẩm bảo đảm bền vững của môi trường. Theo thống kê của SW, 90% các nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ sẽ chỉ mua thủy hải sản từ các nhà cung cấp đảm bảo bền vững môi trường, ở châu Âu tỷ lệ này là 75%. Những nhà bán lẻ có lịch trình cụ thể, chuẩn bị từ 2-3 năm tới nhu cầu cho các sản phẩm mang tính bền vững rất cao và nhu cầu này tăng theo từng năm một.

SW cho biết, sau khi tiến hành khảo sát các đối tác, tại sao mua những sản phẩm bền vững với môi trường, đó là vì nhà tiêu dùng cuối cùng kỳ vọng, các nhà cung cấp phải bảo đảm các sản phẩm bảo vệ môi trường, bảo đảm được các tiêu chuẩn của môi trường. Từ đó, SW đưa ra các tiêu chí như về luật pháp, thức ăn, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường… để áp dụng cho các nhà nuôi tôm.

Tiêu chuẩn ASIC áp dụng tại trại nuôi của SW đang áp dụng tại Việt Nam bao gồm: Khả năng truy xuất nguồn gốc; Quản lý sức khỏe tôm; Nguồn lợi thủy sản/Giống; Nguồn thức ăn và quản lý thức ăn; Quản lý tác động về môi trường.

Hiện nay, Ban IV đang đề xuất mô hình từ các tiêu chuẩn của SW. Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau sẽ thí điểm lựa chọn các nhà nuôi tôm, cung ứng thức ăn, cơ sở hạ tầng, ngân hàng… tạo thành một chuỗi khép kín theo quy trình chuẩn. Bước đầu sẽ thực hiện thí điểm trên mô hình từ 10-50 ao nuôi tôm/địa phương để bảo đảm chất lượng tôm thương phẩm của Việt Nam có thể đạt được thẻ vàng, thẻ xanh vào thị trường Mỹ. 

Đỗ Hương( nguồn Báo Chính phủ.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: 30 chưa phải là tết T10
Thời sự tối 26/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 27/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất an toàn sinh học
06:30Thời sự sáng 27.11
07:00Diễn đàn cử tri: Cần đầu tư xây dựng hồ Tà Ly, huyện Cao Phong phục vụ SXNN
07:10Phóng sự: Công tác quản lý đô thị và những quy định mới cần triển khai
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T57
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Công tác chuẩn bị Đại hội đảng cơ sở vùng dân tộc thiểu số
09:25Phóng sự: Hiệu quả chương trình chính quyền thân thiện – vì nhân dân phục vụ
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: 30 chưa phải là tết T10
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T932
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Phóng sự: Kim Bôi tập trung PTKT những tháng cuối năm
11:45Thời sự trưa 27.11
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T39
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Phóng sự: Chăm sóc trẻ em khi thời tiết chuyển mùa
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T931
14:05Bạn của nhà nông
14:35Chương trình tiếng Mường
14:50Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T34
15:45Thời sự trưa 27.11
16:00Bản tin thế thao 27.11
16:05Chương trình Văn hóa nghệ thuật
16:35Thế giới động vật
16:55Phóng sự: TPHB hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Phóng sự: Hiệu quả chính sách Hỗ trợ phát triển NN của tỉnh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân 18
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 27.11
20:15Phóng sự: Hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo thúc đẩy KTXH tỉnh Hòa Bình phát triển
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T28
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T48
22:10Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình: Lan tỏa phong trào thanh niên lập nghiệp
22:10Phim tài liệu: Đất nước giữa biển khơi
22:30Thời sự Hòa Bình tối 27.11
22:55Bản tin thể thao 27.11
23:00Phim truyện: Ngã rẽ số phận T38
23:55GTCT đêm 27.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 27/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Phòng chống tham nhũng
10:20Văn hóa Hòa Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM LĐ và việc làm
16:20Tạp chí Dân tộc và Phát triển
16:30CM Pháp luật và Đời sống
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Pháp luật và Đời sống
21:40CM LĐ và việc làm
21:50Tạp chí DT và Phát triển
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
20°C
1.88m/s 63%
28/11
Weather Hoa binh
23°C
17°C
29/11
Weather Hoa binh
24°C
16°C
30/11
Weather Hoa binh
25°C
16°C