Chiến thương mại Mỹ - Trung: Liệu có cửa lùi?

14:46 10/07

Câu hỏi đặt ra là liệu có bên nào sẽ "phát tín hiệu" dừng cuộc hơi, hay họ sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng theo kiểu "ăn miếng trả miếng".

Xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung đang được đẩy lên đỉnh điểm khi Mỹ đã quyết định áp đặt 25% thuế quan vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 34 tỷ USD và Trung Quốc "trả đũa" với đòn tương tự. Sự căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dấy lên sự lo ngại về những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

chien tranh thuong mai my trung hinh 1

Căng thương thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. (Ảnh minh họa)

Chưa bên nào chịu "lùi bước"?

Chia sẻ trên Vox Media, giáo sư Chin Leng Lim của Trường Đại học Hong Kong đánh giá, thực tế đã phải chấp nhận mức thuế tăng thêm mà Washington và Bắc Kinh đang áp dụng. Để dàn xếp vấn đề này cần phải đặt câu hỏi về thuế quan lên Tòa án Thương mại Quốc tế.

Lý luận mang ra tranh cãi cũng cần phải theo logic. Nếu một quốc gia bị thâm hụt thương mại lớn và dùng công cụ thuế để hạn chế nhập siêu thì chỉ làm mọi việc rối thêm, GS. Chin Leng Lim nhận định

Vị giáo sư này nhấn mạnh, Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được hai thập kỷ và cơ chế toàn cầu này cũng không giải quyết vấn đề thặng dư thương mại lớn. Để giảm bớt tình trạng nhập siêu của Mỹ, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng mua nhiều hơn bằng cách tăng cường hàng nhập khẩu với gói mua trị giá tới 70 tỷ USD.

Trong khi đó, giáo sư Mark Wu của Trường Đại học Harvard cho rằng, Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu của cuộc chiến và đang thử thách lòng kiên nhẫn của nhau. Câu hỏi đặt ra là liệu có bên nào sẽ "phát tín hiệu" dừng cuộc hơi, hay họ sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng theo kiểu "ăn miếng trả miếng".

Đến thời điểm này, quy mô tác động đến thương mại chưa lớn và cả hai cường quốc này đều tin tưởng có thể vượt qua tác động tiêu cực trong ngắn hạn, GS. Mark Wu đánh giá.

Theo vị giáo sư trường Harvard, có một thực tế là, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều không muốn tỏ ra "yếu thế" trước công chúng trong nước, do đó mỗi bên hiện đang đong đếm khả năng chịu nhún của bên kia. Tuy nhiên, mức độ Bắc Kinh nhượng bộ đến đâu và Washington chấp nhận thế nào lại chưa rõ ràng.

Kinh tế Việt Nam không tránh khỏi "vạ lây"?

Bàn về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên nền kinh tế Việt Nam, ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, Việt Nam là nước có độ mở kinh tế lớn. Mỹ và Trung Quốc là hai nước có kim ngạch xuất nhập lớn với Việt Nam. Do vậy, tác động tích cực là có nhưng chủ yếu ở dạng cơ hội, tác động tiêu cực là nhiều hơn, vì thế Việt Nam cần phải "gạn đục khơi trong" để tận dụng được các cơ hội.

Về tích cực, theo phân tích của ông Lê Quốc Phương, do Mỹ áp thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa của Trung Quốc, trong đó có cả hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài sản xuất tại Tung Quốc, vì thế các nhà đầu tư này có thể sẽ di chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam đang tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, lại có nhân công rẻ, đang được đánh giá là điểm đến hàng đầu của đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ dẫn tới Mỹ thiếu hụt hàng hóa, nếu tận dụng được thì Việt Nam có thể xuất khẩu thêm được nhiều hàng hóa vào Mỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý, hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ phải đáp ứng được tiêu chuẩn cao của thị trường này, ông Phương nêu rõ.

Một tác động tích cực khác mà ông Lê Quốc Phương chỉ ra là việc đồng USD tăng giá trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và chiến tranh thương mại xảy ra khiến đồng Nhân dân tệ giảm giá. USD tăng giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn, vì hiện nay đồng Việt Nam đang chủ yếu neo theo giá USD.

Đề cập đến tác động tiêu cực, ông Lê Quốc Phương cảnh báo: Hàng hóa Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ phải chuyển sang các nước khác với giá rẻ hơn, đặc biệt là sẽ tràn sang Việt Nam đầu tiên, theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.

Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu suy giảm do chiến tranh thương mại sẽ khiến các nhà đầu tư phân vân khi đầu tư ra nước ngoài hoặc chuẩn bị mở rộng đầu tư ở nước ngoài. Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, xu hướng FDI toàn cầu sẽ suy giảm trong một thời gian, việc trì hoãn đầu tư khiến dòng đầu tư quốc tế nói chung giảm, dòng đầu tư vào Việt Nam cũng có thể sẽ giảm theo.

Theo ông Phương, một tác động tiêu cực khác liên quan đến tỷ giá là đồng bạc xanh tăng giá khiến xuất khẩu tăng trong ngắn hạn nhưng đổi lại nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là Việt Nam hiện nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, phân bón, giống… từ Trung Quốc./.

Trần Ngọc/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thể thao bốn phương
Thời sự tối 22/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 23/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Đổi mới trên bản Mông
06:30Thời sự sáng 23.11
06:55Phóng sự: Nông dân Kim Bôi đa dạng mô hình sản xuất nông nghiệp
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương Thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T53
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Điểm hẹn văn hóa
09:20Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần nâng cấp hệ thống điện xã Ngọc Mỹ, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: 30 Chưa phải là hết T7
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T928
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
11:45Thời sự trưa 23.11
12:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T35
12:45Tình khúc Bolero
13:15 Khám phá thế giới
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập 927
14:05Phim tài liệu: Chuyện Bản Ngòi
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45Phóng sự: Những người thầy tận tụy với sự nghiệp “ trồng người”
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T30
15:45Thời sự trưa 23.11
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Vai trò của MTTQ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
17:30Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T14
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 23.11
20:15Phóng sự: TP Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T24
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T44
22:00Phóng sự tài liệu : Đường đến di sản gạch gốm đỏ (25p)
22:25Khát vọng sống số 376
22:35Thời sự Hòa Bình tối 23.11
23:00Bản tin thể thao
23:05Chương trình tiếng Thái
23:20Phim truyện: Ngã rẽ số phận T34
23:55 GTCT đêm 23.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 23/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:59Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Người cao tuổi
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Người cao tuổi
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
25°C
1.32m/s 58%
24/11
Weather Hoa binh
22°C
20°C
25/11
Weather Hoa binh
26°C
21°C
26/11
Weather Hoa binh
22°C
16°C