Thời điểm nào tốt nhất để học sinh sử dụng AI?

14:16 14/04

Nhằm định hướng chiến lược giáo dục trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, Hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025” với chuyên đề “Tương lai của giáo dục trong thời đại AI” thu hút hơn 200 nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Sự kiện do Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới EdulightenUp phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển quản lý giáo dục (Hội Khoa học tâm lý-giáo dục Việt Nam) vừa tổ chức tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Khung năng lực AI cho học sinh

Sự bùng nổ của AI đang đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng đối với giáo dục, đặc biệt là về mức độ phụ thuộc vào AI và thời điểm phù hợp để học sinh tiếp cận công nghệ này. Có những quan điểm cho rằng việc giới thiệu AI từ bậc tiểu học có thể là quá sớm, nhưng thực tế, trẻ em ngày nay lớn lên trong môi trường tràn ngập công nghệ. Theo các chuyên gia, thay vì tranh luận về thời điểm, điều quan trọng hơn là xây dựng năng lực sử dụng AI đúng cách.

Ông Nguyễn Ngọc Quế, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Edmicro, nhận định: “AI không thể thay thế cảm xúc và trực giác của con người hay sáng tạo ra các công thức vật lý mới, nhưng việc ứng dụng AI trong giáo dục là cần thiết. Điều quan trọng là cần “đối thoại với AI” để làm chủ công nghệ, thay vì bị nó chi phối”.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS, TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng cho rằng AI sẽ sớm trở thành một phần không thể thiếu trong giáo dục, kể cả ở bậc tiểu học. “Câu hỏi quan trọng không phải là khi nào đưa AI vào giáo dục, mà là AI có vai trò gì trong đời sống của trẻ em. Chúng ta cần xác định rõ điều này trước khi quyết định phương pháp tiếp cận”.

Thời điểm nào tốt nhất để học sinh sử dụng AI?
Các diễn giả chia sẻ về tương lai của giáo dục trong thời đại AI. 

Theo PGS, TS Chu Cẩm Thơ, quá trình phát triển của con người có những giai đoạn quan trọng, chẳng hạn như ở giai đoạn phát triển trí tuệ sinh học, cha mẹ thường hạn chế trẻ tiếp xúc với máy tính, điện thoại để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ phát triển tự nhiên. Trong thời kỳ tiền thao tác, trẻ cần tập trung phát triển kiến thức nền tảng. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thời điểm, cần nhận thức rằng AI luôn là một phần của cuộc sống và phải được định hướng sử dụng phù hợp. AI có thể hỗ trợ đắc lực cho việc học tập ở các giai đoạn tiếp theo, giúp cá nhân hóa giáo dục và nâng cao năng lực tự học của học sinh.

Trách nhiệm và đạo đức khi sử dụng AI

Ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc công nghệ Khối giáo dục FPT cho rằng, việc trang bị cho giáo viên và học sinh kỹ năng đặt câu hỏi là rất quan trọng: “Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà cần hướng dẫn học sinh cách tư duy, đặt câu hỏi ngược để tự tìm ra lời giải. Cả thầy cô và học sinh đều cần được phổ cập về AI một cách đồng bộ”. Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, nếu chỉ xem AI như một công cụ thì sẽ đi sai hướng. Điều cần thiết là xây dựng triết lý giáo dục dựa trên AI-Đạo đức-Trách nhiệm. Theo Khung năng lực AI do UNESCO công bố năm 2024, con người phải là trung tâm của giáo dục và việc ứng dụng AI phải tuân theo các nguyên tắc đạo đức rõ ràng.

Một trong những lợi ích lớn nhất của AI là khả năng hỗ trợ cá nhân hóa việc học. Ông Kiều Mạnh Toàn, đại diện Microsoft Việt Nam, cho rằng AI có thể tạo điều kiện cho một nền giáo dục công bằng hơn bằng cách thiết kế các chương trình học tập phù hợp với nhu cầu riêng của từng học sinh: “AI giúp phân tích dữ liệu học tập, cung cấp nội dung cá nhân hóa và tạo ra trải nghiệm học tập tương tác, giúp học sinh tiến bộ nhanh hơn”.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, AI cũng đặt ra thách thức lớn về đạo đức và trách nhiệm. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, AI có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên phụ thuộc vào công nghệ, thiếu tư duy độc lập. PGS, TS Chu Cẩm Thơ chia sẻ: “Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển quản lý giáo dục, trong quá trình làm việc với Liên hợp quốc và Bộ Giáo dục và Đào tạo về khung năng lực AI và những thách thức của AI, phần lớn học sinh Việt Nam tự thấy lười đi khi có AI. Hy vọng thông tin này giúp các thầy cô đưa ra chiến lược dạy và học phù hợp”.

Nhấn mạnh về điều này, ông Nguyễn Ngọc Quế cho rằng giáo viên vẫn là người định hướng và dẫn dắt học sinh: “Nếu giáo viên dùng AI để ra đề, học sinh dùng AI để làm bài, rồi giáo viên lại dùng AI để chấm điểm thì giáo dục sẽ đi về đâu?”. Do đó, để giáo dục thực sự cá nhân hóa, giáo viên cần theo dõi quá trình học tập của từng học sinh thông qua dữ liệu số, từ đó hướng dẫn và đánh giá một cách hiệu quả. Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích học sinh tự học thay vì học thêm tràn lan. AI có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc này, nếu giáo viên biết cách tận dụng để giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu.

AI đang làm thay đổi cách con người tiếp cận tri thức và giáo dục không thể đứng ngoài xu hướng này. Tương lai của giáo dục là làm thế nào để sử dụng AI một cách hiệu quả, có đạo đức và có trách nhiệm. Muốn làm được điều này, giáo viên và học sinh đều phải học cách đặt câu hỏi, tư duy phản biện và phát triển năng lực cá nhân làm chủ công nghệ, sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ chứ không phải một yếu tố quyết định, như thầy Lê Ngọc Tuấn đã phát biểu: “Chiến binh số trong kỷ nguyên mới không phải là những người biết dùng AI, mà là những người biết cách khai thác AI một cách thông minh”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Khung năng lực số cho người học, có hiệu lực từ ngày 11-3-2025, nhằm định hướng việc ứng dụng AI trong giáo dục. Khung này bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, phân chia theo 4 cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc. Các miền năng lực này bao gồm: Khai thác dữ liệu và thông tin; giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; sáng tạo nội dung số; an toàn; giải quyết vấn đề; ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Bài và ảnh: THU HÀ

Theo https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/thoi-diem-nao-tot-nhat-...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T16
Video Player
Thời sự tối 20/4/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 21/04/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình VHNT
06:05Chương trình Tiếng Thái
06:20Phóng sự: Nỗ lực thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiếu số
07:10Phóng sự: Công an cấp xã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới tại cơ sở
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Pháp y tần minh – Người đọc tâm T11
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Thương hiệu Việt – những thách thức thời hội nhập
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T7
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T711
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Phóng sự: Quan tâm chăm lo đời sống người Khuyết tật
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T16
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Thế giới động vật
13:40Phóng sự: Cần có giải pháp để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm vào năm 2025
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
14:05Văn hóa Hòa Bình
14:25Chương trình Tiếng Thái
14:40Chuyên mục tiếng nói từ các miền quê
15:00Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T28
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:05Chương trình Tiếng Thái
17:20Chuyên mục Kinh tế tập thể: HTX khai thác tiềm năng và những giá trị mang lại từ rừng
17:30Phim truyện: Người tuyệt với nhất T85
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục NTM: Lạc Thủy xây dựng NTM nâng cao kiểu mẫu
20:25Phim truyện: Tình yêu ngang qua T18
21:10Chương trình Tiếng Mường
21:25Phim truyện: Sóng gió nơi thành thị T24
22:10Phóng sự: Gía trị của sách trong kết nối tri thức
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:45Bản tin thể thao
22:50Phóng sự: Mai Châu tăng cường phòng chống dịch bệnh giao mùa
23:00Phim truyện: Ngã rẽ số phận T21
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 21/04/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:05Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
16:20Chuyên mục Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Phòng chống tham nhũng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Phòng chống tham nhũng
21:40CM Đại đoàn kết toàn dân
21:50CM Văn hóa bốn phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
31°C
1.61m/s 61%
22/04
Weather Hoa binh
34°C
24°C
23/04
Weather Hoa binh
35°C
24°C
24/04
Weather Hoa binh
28°C
23°C