Sinh viên sẽ chọn ngành sư phạm vì tiền hỗ trợ?

14:31 12/10

Nhiều sinh viên cho rằng mức tiền hỗ trợ “khủng” của Nghị định 116 chắc chắn sẽ tác động tới người học, khả năng những năm tới học sinh lại đổ dồn vào ngành sư phạm, nhưng chưa chắc đã vì đam mê mà để được miễn học phí và nhận tiền hỗ trợ hàng tháng.

Theo Nghị định 116, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí
bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.  Ảnh minh họa

Nghị định 116 chắc chắn sẽ tác động lớn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm. Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành.

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ GD&ĐT) Trần Tú Khánh, Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 15/11 tới, nhằm giúp người học yên tâm học tập tốt, đồng thời thu hút sinh viên giỏi vào học ngành sư phạm và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cần phải sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, đảm bảo cấp đúng đối tượng và mục tiêu hỗ trợ đào tạo sư phạm.

Thực tế, việc miễn 100% học phí cho sinh viên sư phạm đã không còn quá hấp dẫn để thu hút người học. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cho rằng mức tiền hỗ trợ “khủng” của Nghị định 116 chắc chắn sẽ tác động tới người học, khả năng những năm tới học sinh lại đổ dồn vào ngành sư phạm, nhưng chưa chắc đã vì đam mê mà để được miễn học phí và nhận tiền hỗ trợ hàng tháng. Mức hỗ trợ này còn cao hơn lương giáo viên vừa tốt nghiệp đại học (khoảng 3,5 triệu đồng/tháng).

Để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, cấp đúng đối tượng và đúng mục tiêu hỗ trợ đào tạo sư phạm, Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết về các trường hợp sinh viên sư phạm không phải bồi hoàn kinh phí và sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí.

Theo đó, 3 đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm: Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác (tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng); Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.

Cần sự phối hợp tốt của địa phương

Những năm qua, tình trạng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm đã được báo chí phản ánh khá nhiều. Địa phương nào cũng có sinh viên sư phạm thất nghiệp nhiều bởi có những tỉnh hàng chục năm không có chủ trương tuyển dụng giáo viên.

Chính vì thế, sinh viên sư phạm ra trường phải dạy hợp đồng theo tiết, theo tháng và không có quyền lợi như giáo viên được biên chế hoặc ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đồng lương thấp, ngày hè, ngày Tết không có lương dẫn đến tình trạng ngày càng ít học sinh giỏi xét tuyển vào các trường sư phạm.

Bên cạnh đó, chính Bộ GD&ĐT cũng đã thừa nhận thực trạng thời gian qua số sinh viên sư phạm ra trường không thể xin được việc, phải làm trái nghề vẫn là bài toán khó. Đây cũng chính là băn khoăn lớn nhất của các sinh viên sư phạm.

Tuy nhiên, theo Nghị định mới: “UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên theo quy định chung tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định cụ thể tại Nghị định này.

Hợp đồng đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên giữa địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên phải căn cứ trên cơ sở nhu cầu và kế hoạch đào tạo giáo viên theo từng năm của địa phương”.

Tại điều 4 thì cũng đã nêu cụ thể: “Căn cứ vào nhu cầu sử dụng giáo viên tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cơ chế tuyển dụng học sinh, sinh viên sư phạm tốt nghiệp theo quy định của pháp luật để tuyển dụng công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương”.

Như vậy, nếu các địa phương có sự phối hợp tốt với trường sư phạm về nhu cầu thực tế của địa phương để đặt hàng thì sẽ tạo ra những thuận lợi cho cả người học và sự chủ động trong tuyển dụng của địa phương. Ngân sách nhà nước sẽ không bị lãng phí, sinh viên ra trường không phải sống trong cảnh thất nghiệp và rơi vào cảnh phải bồi hoàn học phí và chi phí hỗ trợ. Và trên thực tế, khi không có việc làm thì người học lấy tiền đâu mà bồi hoàn?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng- Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho hay: “Riêng ngành sư phạm, từ năm 2018 đến các năm tiếp theo, việc giao chỉ tiêu còn dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương. Như vậy trong tương lai, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm có việc làm sau khi ra trường sẽ cao hơn tỉ lệ được các trường đang thống kê hiện nay (81%)”.

Nỗi lo thất nghiệp vẫn thường trực

Ngay cả chính sách miễn học phí đối với sinh viên sư phạm trước đây cũng có quy định sau khi tốt nghiệp sinh viên phải công tác trong ngành giáo dục, nếu không phải bồi hoàn học phí. Nhưng đến nay, sinh viên sư phạm không tìm được việc làm đúng chuyên môn nên không thể buộc họ bồi hoàn học phí. Điều này gây nên sự lãng phí rất lớn.

Chính vì thế, theo các chuyên gia giáo dục, Bộ GD&ĐT cần tính đến nhiều phương án chặt chẽ và có cam kết rõ ràng. Nếu không được quy định rõ ràng, không có những cam kết, ràng buộc chặt chẽ thì sinh viên sư phạm ra trường vẫn thất nghiệp như tình trạng “đến hẹn lại lên” sau mỗi mùa sinh viên tốt nghiệp.

Theo một phụ huynh có con vừa vào lớp 12, sinh viên sư phạm ra trường được sắp xếp công việc ngay thì sẽ có nhiều người giỏi vào ngành sư phạm. “Nhưng thực tế hiện nay có những giáo viên hợp đồng cả hơn chục năm mà còn có nguy cơ bị thôi việc, chính vì vậy tôi có con sắp học xong THPT nhưng cũng không muốn hướng vào sư phạm vì sợ ra trường thất nghiệp”.

Thuý Hiền, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Phú (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi nghĩ đây không phải là nỗi lo của riêng ai mà ngay chính bản thân tôi còn đang gặp trường hợp này. Nhiều khi tâm sự với bố mẹ rằng học sư phạm và làm giáo viên chính là ước mơ của con nhưng bị bố mẹ phản đối vì cho rằng học sư phạm thì khó xin việc, phải có quen biết thì mới có... Tôi nghĩ câu chuyện trên luôn là vấn đề nhức nhối đối với những bạn học sinh mà có ước mơ làm giáo viên”.

Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến ủng hộ Nghị định và những điều khoản cam kết của sinh viên sư phạm khi được miễn học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Rõ ràng, cam kết phải được thực hiện từ hai phía.

Nhật Nam( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 12/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 13/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tăng cường phòng chống các dịch bệnh mùa hè
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Nông thôn mới: Các địa phương huy động sức dân trong xây dựng NTM
07:10Phóng sự: Cần nâng cao tuyên truyền công tác phòng chống bệnh dại
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương TP Hoà Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T4
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: An toàn thực phẩm – Nỗi lo không chỉ riêng ai
09:20Chuyên mục Món ngon
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T29
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Phóng sự: Yên Thủy khó khăn nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp
11:20Tọa đàm: Sáp nhập cấp xã – Đột phá để phát triển
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T8
12:45Chương trình Văn hoá nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Phóng sự: Các trường tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
13:50Tạp chí Dân tộc và phát triển
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35Chương trình Tiếng Thái
14:50Truyền hình Quân khu 3
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T20
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Phim tài liệu: Điện Biên Phủ
17:05Chuyên mục Chuyển đổi số: Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số
17:20Tạp chí Thông tin kinh tế
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T17
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Mai Châu với phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T7
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T14
22:10Phóng sự: Cần quản lý nghiêm vấn đề an toàn về sinh lao động trong sản xuất
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Truy nã đặc biệt T6
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 13/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình Tọa đàm Phát thanh kinh tế
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng phát thanh Hòa Bình
15:03Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chương trình Tọa đàm Phát thanh kinh tế
16:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30Chương trình Văn hóa Hòa Bình
21:40Chương trình Toạ đàm Phát thanh kinh tế
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
few clouds
20°C
0.11m/s 79%
14/05
Weather Hoa binh
31°C
23°C
15/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C
16/05
Weather Hoa binh
29°C
24°C