Sĩ số 60 học sinh/lớp, tăng ca cuối tuần: Bao giờ mới hết cảnh này?

15:40 24/08

Nhiều nhà giáo cho rằng, để không còn trên 60 học sinh/lớp, phải học cuối tuần thì phải tăng thêm trường lớp, nên quy định số tiết học trong ngày.

Nhiều năm nay, một số trường Tiểu học nội thành Hà Nội sĩ số lên đến 50, thậm chí 60, 70 học sinh một lớp. Trong khi chuẩn ở tiểu học là 35 học sinh/lớp. Thiệt thòi trực tiếp là giáo viên và học sinh. Giáo viên thì quá vất vả. Học sinh không được chăm sóc chu đáo, chất lượng tỷ lệ nghịch với số lượng học sinh.

Vấn đề này một lần nữa được đưa ra thảo luận tại Hội thảo đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục (sửa đổi) được Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức sáng 24/8.

si so 60 hoc sinh mot lop hoc tang ca cuoi tuan bao gio moi het canh nay hinh 1
Hiện nay, nhiều trường Tiểu học có sĩ số trên 60 học sinh/lớp nên nhiều bàn có 3 học sinh ngồi (ảnh minh họa)

Phải tăng trường lớp và tăng phụ cấp cho giáo viên

Đề xuất khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie cho rằng, về lâu dài, phải thêm trường, thêm lớp và thêm giáo viên để đưa sĩ số học sinh xuống bằng chuẩn.

Tuy nhiên, khi việc tăng thêm trường lớp chưa thể giải quyết được ngay thì trước mắt nên có “phụ cấp đứng lớp đặc biệt” cho giáo viên dạy lớp quá đông học sinh. Ví dụ: lớp có 53 học sinh thì giáo viên xứng đáng được nhận thêm phụ cấp bằng 0,5 lương; lớp có 70 học sinh thì phụ cấp thêm 1 suất lương. Có như vậy mới công bằng, bù đắp sức lao động và động viên thiết thực giáo viên.

Theo ông Nguyễn Khang, hiện nay, thành phố Hà Nội khoán quỹ chi thường xuyên cho từng trường tính theo đầu học sinh. Ví dụ: trường có 1000 học sinh; mỗi học sinh được cấp 5 triệu đồng/năm học; quỹ chi thường xuyên là 5 tỷ đồng/năm học. Do đó, giáo viên dạy lớp 53 học sinh nhận lương như dạy lớp 35 học sinh là không công bằng. Vì vậy, ngành giáo dục cần khắc phục bất cập này.Vấn đề này một lần nữa được đưa ra thảo luận tại Hội thảo đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục (sửa đổi) được Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức sáng 24/8.

Theo ông Nguyễn Khang, hiện nay, thành phố Hà Nội khoán quỹ chi thường xuyên cho từng trường tính theo đầu học sinh. Ví dụ: trường có 1000 học sinh; mỗi học sinh được cấp 5 triệu đồng/năm học; quỹ chi thường xuyên là 5 tỷ đồng/năm học. Do đó, giáo viên dạy lớp 53 học sinh nhận lương như dạy lớp 35 học sinh là không công bằng. Vì vậy, ngành giáo dục cần khắc phục bất cập này.

si so 60 hoc sinh mot lop hoc tang ca cuoi tuan bao gio moi het canh nay hinh 2
Ông Nguyễn Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie

Liên quan đến sĩ số ở các trường tăng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, ngành Giáo dục cần phải có quyết định cứng rắn hơn với các trường học bằng việc quy định chặt 1 lớp học cấp THCS, THPT không quá 25 học sinh. Với cấp Tiểu học cần quy định sĩ số tối thiểu và tối đa là bao nhiêu, chứ không thể để lớp học trên 60 học sinh.

Nên quy định số tiết học trong 1 ngày

Cũng tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), nhiều đại biểu tranh luận về thời gian học tập của học sinh phổ thông. Trong đó có nhấn mạnh đến Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xin ý kiến về bố trí thời gian, không học cuối tuần ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục -Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu ý kiến, nên quy định số tiết học của học sinh phổ thông trong một ngày chính xác hơn là buổi, khái niệm “cuối tuần” khá mơ hồ.

Bà Tâm Đan đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Bộ GD-ĐT cân nhắc kỹ về việc học 2 buổi/ngày đối với giáo dục phổ thông, chủ yếu là có điều kiện về trường lớp không. Hết sức tránh tình trạng vì học 2 buổi và sĩ số học sinh/lớp tăng lên đến 60-70. Chất lượng giáo dục phụ thuộc khá nhiều vào sĩ số học sinh/lớp, xét về thực tế không nên bố trí sĩ số học sinh quá 40.

si so 60 hoc sinh mot lop hoc tang ca cuoi tuan bao gio moi het canh nay hinh 3
Bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội 

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Ngọc Giao, nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục tán thành học sinh phổ thông không học thứ bảy, chủ nhật để phù hợp với Luật lao động. Việc chăm sóc, giáo dục học sinh không thể giao phó cho nhà trường và các thầy cô giáo mà cần phải phải có trách nhiệm từ phía phụ huynh, từ việc quan tâm của gia đình.

Giao cho địa phương tự sắp xếp thời gian

Trong khi một số đại biểu tán thành học sinh phổ thông nghỉ học thứ bảy, chủ nhật thì ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, có thể cân nhắc điều kiện ở một số nơi.

Góp ý vào thời gian học của học sinh, PGS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội lại cho rằng, nên để các trường chủ động bố trí tùy theo chuẩn đầu ra được xác định. Dựa vào các chuẩn đầu ra đó, các trường, các địa phương có thể bổ sung các chuẩn đầu ra phù hợp với từng trường, từng địa phương.

Ví dụ như các thành phố: Hà Nội, TP HCM khó có thể chỉ thực hiện dựa vào chuẩn đầu ra tối thiểu như các tỉnh kém phát triển hơn về kinh tế-xã hội. Tương tự, các trường chất lượng cao có thể đặt ra các chuẩn đầu ra khác các trường đại trà. Vì vậy, không nên quy định không học vào cuối tuần mà nên để các cơ sở giáo dục, địa  phương tự sắp xếp thời gian để đảm bảo chuẩn đầu ra./.

Bích Lan/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Tạp chí Thông tin kinh tế
Thời sự tối 28/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 29/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Nhân rộng các điển hình tiên tiến thi đua yêu nước
06:30Thời sự sáng 29.11
06:55Chuyên mục Nội chính: Minh bạch công khai trong bồi thường giải phóng mặt bằng
07:10Phóng sự: Vấn đề xuất khẩu lao động tại tỉnh Hòa Bình
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T59
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự: Hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo thúc đẩy KTXH tỉnh Hòa Bình phát triển
09:05Phim tài liệu: Đất nước giữa biển khơi
09:35Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình: Lan tỏa phong trào thanh niên lập nghiệp
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: 30 chưa phải là tết T12
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T934
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30Chuyên mục Khuyến nông: Hòa Bình XD thành công mô hình chanh leo Vietgap
11:45Thời sự trưa 29.11
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T41
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Chuyên mục Cựu chiến binh: Hội CCB huyện Đà Bắc với phong trào giúp nhau PTKT
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T933
14:05Thế giới động vật
14:35Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Xây dựng Đảng: Công tác chuẩn bị Đại hội đảng cơ sở vùng dân tộc thiểu số
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T36
15:45Thời sự trưa 29.11
16:00Bản tin thế thao 29.11
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
17:05Diễn đàn cử tri: Cần đầu tư xây dựng hồ Tà Ly, huyện Cao Phong phục vụ SXNN
17:20Phóng sự: Thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất an toàn sinh học
17:30 Phim truyện : Tư mỹ nhân 20
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 29.11
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T30
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30 Phim truyện: Truy hồi công lý T50
22:10Phóng sự: Vấn đề chuyển đổi số tại các cơ quan công quyền
22:20Phóng sự: Những hoạt động của lực lượng vũ trang hướng về ngày 22/11
22:30Thời sự Hòa Bình tối 29.11
22:55Bản tin thể thao 29.11
23:00Chuyên mục Nông thôn mới : Các địa phương huy động nguồn lực xây dựng NTM
23:10Phim truyện: Tết này có ba – Phần 1 - T3
23:55GTCT đêm 29.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 29/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Người cao tuổi
10:20Văn hóa Hoà Bình
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM NTM đô thị văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa Hoà Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn (Hồng lâu mộng)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa Hoà Bình
21:40CM NTM đô thị văn minh
21:50CM Những bông hoa giữa đời thường
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
22°C
1.64m/s 45%
30/11
Weather Hoa binh
25°C
14°C
01/12
Weather Hoa binh
23°C
15°C
02/12
Weather Hoa binh
23°C
19°C