SGK Tiếng Việt mới thay đổi cách dạy chữ cho học sinh lớp 1 thế nào?

10:02 19/12

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, điểm phát triển của SGK Tiếng Việt lớp 1 (Bộ Cánh Diều) là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học.

Đến nay, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố các sách giáo khoa lớp 1 được chọn để các địa phương đưa vào giảng dạy trong năm học mới 2020-2021 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo các NXB, SGK mới sẽ được thiết kế và biên soạn theo hướng cải tiến, đáp ứng những yêu cầu mới phù hợp với mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới là phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

sgk tieng viet moi thay doi cach day chu cho hoc sinh lop 1 the nao? hinh 1
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết cuốn SGK Tiếng Việt 1 (bộ Cánh Diều) sẽ có những thay đổi nhất định so với SGK hiện hành.

Đến nay, nội dung của các cuốn SGK mới đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của xã hội.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời là Tổng Chủ biên sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều của NXB ĐH Sư phạm cho biết, cuốn sách do ông làm chủ biên sẽ tập trung phát triển những năng lực đặc thù cho học sinh mà chủ yếu là năng lực ngôn ngữ và phát triển 4 kỹ năng gồm đọc, viết, nói, nghe. Ngoài ra cũng chú trọng phát triển những năng lực chung như tự học, tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

"Nếu nhìn vào sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều thì sẽ thấy sự kế thừa SGK hiện hành nhiều, do đó tin chắc rằng các thầy cô đang dạy lớp 1 hiện nay khi sử dụng bộ sách có thể dạy được ngay. Thậm chí rất ít cần tập huấn bởi tính kế thừa", GS Thuyết nói.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, điểm phát triển của SGK Tiếng Việt lớp 1 "Cánh diều" là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học. “Khác với chương trình hiện hành ngay từ đầu đã dạy những chữ quá khó, ví dụ, chữ e, chữ b,... Chương trình mới sẽ dạy theo nét chữ. Bắt đầu chữ a, c từ những nét cong hở, rồi đến các chữ có nét cong kín", GS Thuyết nói.

Tổng Chủ biên cuốn Tiếng Việt 1 (bộ Cánh Diều) cho biết, điểm mới tiếp theo nằm ở chỗ các tác giả đã tận dụng ngay những chữ học sinh được học để tạo nên các bài đọc từ 6-7 tiếng, 20 tiếng và cuối học kỳ 1 là những bài đọc có 30 tiếng.

Điểm mới tiếp theo là sách có những bài chính tả ngay từ những tuần thứ 27 và học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua kể chuyện.

Ở phần luyện tập tổng hợp vào 9 tuần cuối cùng, mỗi tuần sẽ thiết kế có 2 tiết tự đọc để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, hình thành nếp đọc sách và năng lực tự học của học sinh. Ở phần luyện tập tổng hợp, mỗi tuần cũng được dành 1 tiết gọi là góc sáng tạo để học sinh có thể vận dụng những điều đã học được vào làm những sản phẩm như bưu thiếp, sưu tầm những hình ảnh về thiên nhiên...

GS Thuyết cho hay, ngoài phần nội dung bằng chữ, các hình ảnh cũng được thiết kế bắt mắt, sinh động và phù hợp để học sinh dễ tiếp thu, tránh tâm lý sợ hãi, áp lực.

Dạy về chủ quyền biển đảo ngay từ lớp 1

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, nội dung các bài đọc trong sách Tiếng Việt 1 do ông chủ biên đều nhấn mạnh vào các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Ví dụ, ngay ở tuần thứ 12, bài 66, khi học vần “yêt”, học sinh đã được đọc bài “Nam Yết của em”- một bài viết về chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới dạng văn bản đa phương thức (kết hợp kênh chữ với kênh hình).

Bài đọc với các câu ngắn kèm hình ảnh như: “Nam Yết nằm giữa biển, như nét chấm nhỏ trên bản đồ Việt Nam”; “Từ xưa, Việt Nam đã làm chủ Nam Yết”; “Nam Yết có nhà cửa, có đèn biển” ; “Chiến sĩ ở đó như ở nhà”; “Nam Yết là bộ phận của cơ thể Việt Nam”. Tiếp đó, phần đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nói điều em biết về đảo Nam Yết qua một tấm ảnh.

GS Thuyết cho hay, việc đưa nội dung giáo dục chủ quyền quốc gia vào SGK từ lớp 1 là yêu cầu của chương trình. Ở lớp 1, tác giả thiết kế dạy âm vần với tranh một cách dễ hiểu, dễ đọc. Bài 66 cũng là bài duy nhất có nội dung giáo dục về chủ quyền biển đảo trong sách.

Bên cạnh đó, Tổng Chủ biên cuốn Tiếng Việt 1 cho biết thêm, qua các giờ tự đọc sách, thảo luận, trải nghiệm sáng tạo, học sinh sẽ được bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đây cũng là sự thể hiện tư tưởng xuyên suốt của bộ sách là “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”./.

Nguyễn Trang/VOV.VN

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phóng sự: GTNT đối với PTKT nông nghiệp vùng cao
Video Player
Thời sự trưa 17/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 17/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Tăng cường công tác tuyên truyền PL về PCCN tại các cơ sở SXKD
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình đối với phát triển xã hội
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T8
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Mảnh ghép cuộc sống
09:20Chương trình Tiếng Thái (Chiều T5)
09:35Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động đội và PT thanh thiếu niên trong trường học
09:50Phóng sự: Chuyển đổi số ở Hòa Bình từ nhận thức đến hành động
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T33
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Mai Châu với phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T12
12:45Tình khúc Belero
13:15Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: GTNT đối với PTKT nông nghiệp vùng cao
13:50Tạp chí Thông tin kinh tế
14:05Phim tài liệu: Ký sự Tinh Hoa xứ Quảng – Tinh hoa nghề xứ Quảng
14:30 Chương trình Tiếng Thái
14:45Phóng sự: Hòa Bình với công tác bảo vệ quyền lợi trẻ em
14:50Chuyên mục NCT: NCT Lạc Sơn với mô hình phát triển kinh tế hộ
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T24
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang Thiếu nhi
17:15Phóng sự: Cần quản lý nghiêm vấn đề an toàn về sinh lao động trong sản xuất
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T21
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Kinh tế tập thể: Phát huy vai trò HTX trong kinh tế nông thôn
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T11
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T18
22:10Phóng sự: Tỉnh Hòa Binh với công tác phòng chống thiên tai
22:20Chuyên mục Sắc màu văn hóa
22:30Khát vọng sống số 400
22:45Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Chương trình tiếng Thái
23:25Phim truyện: Truy nã đặc biệt T10
24:15GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 17/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu chương trình
09:03Sắc mầu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Tọa đàm chương trình Phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Tọa đàm chương trình Phát thanh kinh tế
16:30Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Diễn đàn vì trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
29°C
1.11m/s 72%
18/05
Weather Hoa binh
31°C
24°C
19/05
Weather Hoa binh
29°C
24°C
20/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C