Sẽ có chính sách giáo dục đột phá cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

09:21 26/12

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, vấn đề số 1 là phổ cập, dân trí mới là quan trọng hàng đầu, sau đó mới nói các câu chuyện khác.

Ngày 23/12, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

se co chinh sach giao duc dot pha cho vung trung du va mien nui bac bo hinh anh 1

Toàn cảnh hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có 10.900 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trong đó có 979 trường nội trú, bán trú. Hiện toàn vùng không còn xã trắng về giáo dục, mọi thôn bản đều có lớp mầm non, tất cả các xã đều có trường tiểu học. Các điểm trường, lớp ghép được mở ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đi học.

Nhìn chung, dù đã có nhiều nỗ lực, song vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là “vùng trũng” trong phát triển và là “lõi nghèo” của cả nước. Giáo dục và đào tạo phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ kiên cố hoá trường lớp của vùng thấp nhất cả nước. 

se co chinh sach giao duc dot pha cho vung trung du va mien nui bac bo hinh anh 2

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ báo cáo tại hội nghị.

Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn còn thiếu phòng học, phòng học đã xuống cấp và quá tải, phải học 2 ca, học nhờ, học tạm; thiếu thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch. Các điều kiện sinh hoạt của học sinh bán trú, học sinh các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu.

Tỷ lệ giáo viên mầm non/lớp thấp nhất cả nước; tỷ lệ giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn thấp nhất trong các khu vực. Cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các địa phương, trường học. Việc tuyển dụng giáo viên gặp nhiều khó khăn do nguồn tuyển không đủ.

Ngân sách đầu tư cho giáo dục của các địa phương ở đây còn nhỏ bé; công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế do đời sống nhân dân ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, một số địa phương không có cơ sở giáo dục ngoài công lập…

Nhắc nhiều đến khó khăn, thách thức về giáo dục và đào tạo khu vực vùng Trung du miền núi Bắc bộ, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh: Kinh tế - xã hội khu vực này phát triển chậm hơn so với các khu vực khác, từ đó tác động nhiều mặt đến giáo dục. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội giáo viên đều khó khăn. Quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn và quản trị giáo dục trong các trường; công tác quản lý, đánh giá chất lượng dạy và học cần phải chặt chẽ hơn nữa. “Chúng ra cần rà soát từng vấn đề khó khăn đó, phân tích nguyên nhân để tìm giải pháp khả thi”, ông Nguyễn Đắc Vinh trao đổi.

Cố gắng đến năm 2030 toàn vùng sẽ không còn phòng học tạm

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận với rất nhiều khó khăn, thách thức, những gì giáo dục vùng Trung du và miền núi Bắc bộ làm được là vô cùng quý báu và cần được đặc biệt đánh giá cao, Bộ trưởng đồng thời cũng nêu nhận diện về những vấn đề cấp bách, trước mắt mà giáo dục trung du và miền núi Bắc Bộ phải làm.

se co chinh sach giao duc dot pha cho vung trung du va mien nui bac bo hinh anh 3

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

“Trong khi các vùng khác đã đi xa thì chúng ta vẫn đang “xóa đói, giảm nghèo” trong giáo dục”, nhấn mạnh đặc biệt điều này, Bộ trưởng cho rằng, công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” trong giáo dục sẽ là vấn đề cần nhìn thẳng, cần đối mặt của cả vùng trong giai đoạn tới đây.

Cụ thể, trong chặng đường trước mắt, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cần hài hòa giữa phát triển giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà với các mức độ khác nhau. “Vấn đề số 1 của chúng ta là phổ cập, dân trí mới là quan trọng hàng đầu, sau đó mới nói về các câu chuyện khác. Mục tiêu là giảm thấp nhất mù chữ, tái mù chữ. Con em đồng bào dân tộc được đi học, có con chữ, có trình độ giáo dục tối thiểu để có thể thay đổi được đời sống của chính mình”, Bộ trưởng nói.

Cho rằng, các chính sách cho phát triển giáo dục vùng trung du và miền núi phía Bắc đã có và có rất nhiều, song hầu như chưa đủ mạnh, chưa đủ đột phá, chưa bao quát được hết tính đặc thù, chưa mang tính quyết liệt, Bộ trưởng cho biết: Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành rà soát cơ chế, chính sách với khu vực theo hướng gọn lại, tích hợp nhưng cần mang tính đột phá.

Trong đó, 2 vấn đề cần ưu tiên đột phá là chính sách về giáo viên - bằng mọi biện pháp giải quyết các vấn đề đặt ra về giáo viên, số lượng, chất lượng và cơ sở vật chất, trường lớp, để cố gắng đến năm 2030 toàn vùng sẽ không còn phòng học tạm. Bộ trưởng mong muốn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc và các địa phương sẽ đồng hành, ủng hộ trong việc thực hiện công việc này.

Chia sẻ quan điểm, đối với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ giáo dục vẫn là việc mà nhà nước phải lo trước khi nói tới việc xã hội hóa, Bộ trường mong rằng, các địa phương đã quan tâm đầu tư cho giáo dục rồi, sẽ quan tâm đầu tư hơn nữa.

“Bên cạnh việc chúng ta đầu tư cho một số trường, các trung tâm, các trường chuyên, các trường phục vụ cho mục tiêu mũi nhọn, nhưng ở những vùng khác vẫn để phòng tạm, nhà mượn là điều khó chấp nhận được. Do đó, mong các địa phương lưu ý, lãnh đạo các địa phương chia sẻ”, Bộ trưởng lưu ý.

Với hy vọng  3-5 năm tới sẽ nhìn thấy những chuyển biến tốt hơn của giáo dục vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bộ trưởng gửi gắm: “Trước khi hội nhập quốc tế, việc hội nhập quốc gia về giáo dục của vùng cũng rất quan trọng. Việc lớn bắt đầu từ việc nhỏ và chúng ta sẽ bắt đầu làm từ những việc nhỏ”./.

Nguyễn Trang/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Giới thiệu văn bản pháp luật
Thời sự tối 23/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 24/05/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20CM khuyến nông: Công tác bảo vệ, chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T24
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Chuyên mục XD Đảng: Phát huy vai trò của bí thư chi bộ ở cơ sở
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T68
09:35Chuyên mục CCB: Hội CCB Kim bôi với phong trào khu phố văn minh - ANTT
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: An gia thiên hạ T28
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T745
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30CM ASXH: HB tăng cường tuyên truyền BHXH tự nguyện
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám P.2 -Tập 17
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Tăng cường các biện pháp PCLB giảm nhẹ thiên tai
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T744
14:05CM KTTT: Mô hình HTX với chương trình đồng bào DTTS
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục PLĐS: Huyện Kim Bôi đẩy mạnh tuyên truyền Luật đất đai
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T30
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Phóng sự: Vai trò của phụ nữ trong XD hạnh phúc gia đình
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T71
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T33
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T30
22:10Phóng sự: Cần khẩn trương thực hiện CTMTQG vùng đồng bào DTTS và MN năm 2024
22:20Phóng sự: Nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ CB, công chức
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Giá mía tím giảm – Người dân lo lắng đầu ra
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T30

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 24/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Diễn đàn vì trẻ em
10: 20Văn hóa HB
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Văn hóa HB
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn (Hồng lâu mộng)
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21: 40CM Số và đời sống
21: 50CM Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
28°C
0.32m/s 81%
25/05
Weather Hoa binh
33°C
26°C
26/05
Weather Hoa binh
33°C
26°C
27/05
Weather Hoa binh
31°C
27°C