Nhà sử học, nhà văn hóa lớn thời hiện đại

09:14 05/02

Trong lịch sử văn hóa nước nhà, có một tên tuổi lừng danh được nhiều thế hệ nghiên cứu lịch sử, văn hóa nhắc đến, đó là Giáo sư (GS) Đào Duy Anh. Năm 2024 là kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của cụ.

GS Đào Duy Anh (1904-1988) là tấm gương lao động khoa học không biết mệt mỏi, vượt qua mọi hoàn cảnh, với niềm đam mê và khát vọng cống hiến lớn lao. Di sản mà ông để lại rất đồ sộ, trên nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực nào cũng mang dấu ấn sâu đậm, có tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài.

Ở lĩnh vực từ điển, với hai cuốn từ điển Hán-Việt và Pháp-Việt xuất bản trong thập niên 1930, không chỉ là các sách công cụ tra cứu rất cần thiết thời điểm bấy giờ mà trong đó, ở những trường hợp cụ thể, ông đưa ra những giải thích khoa học và tiến bộ theo quan điểm mác-xít. Với ảnh hưởng và tác dụng to lớn, các công trình này góp phần đặt cơ sở cho nền từ điển học Việt Nam và đưa Đào Duy Anh trở thành nhà từ điển học tiên phong.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Các học trò đến chúc thọ GS Đào Duy Anh (ngồi giữa) tuổi 80. Ảnh tư liệu 

Trong lĩnh vực văn hóa nói chung, văn học nói riêng, với hàng loạt công trình xuất bản trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, GS Đào Duy Anh vừa có những đóng góp mang tính khai mở, vừa có cả những khảo cứu chuyên sâu. Tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” được coi là một trong hai công trình khoa học mang tính nền tảng của văn hóa học hiện đại Việt Nam (cùng với “Văn minh An Nam” của Nguyễn Văn Huyên).

Năm 1964, GS Đào Duy Anh hoàn thành công trình “Đất nước Việt Nam qua các đời”. Đây là một khảo cứu cực kỳ công phu, một cống hiến lớn của ông về địa lý học lịch sử. Bằng việc tham khảo nhiều nguồn tài liệu, nhất là tài liệu nước ngoài, học hỏi và kế thừa thành tựu, kinh nghiệm trong và ngoài nước, tác phẩm này được đánh giá vừa có tính tổng kết, vừa chuẩn bị và vạch hướng cho tương lai phát triển của địa lý học lịch sử Việt Nam, xứng đáng là công trình tiêu biểu đưa ông trở thành “nhà địa lý học lịch sử tiêu biểu nhất và nổi bật nhất ở thế kỷ 20”.         

Trong lĩnh vực sử học, GS Đào Duy Anh không chỉ là thế hệ xây nền đắp móng của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), mà rộng hơn, là của cả nền sử học Việt Nam hiện đại. Các bộ giáo trình ông viết trong 3 năm công tác ở Khoa Lịch sử (1956-1958), thuộc thời kỳ lịch sử cổ trung đại Việt Nam, đã trực tiếp góp phần đào tạo thế hệ các nhà sử học đầu tiên của nền sử học Việt Nam mới, cũng là tài liệu tham khảo có giá trị mãi về sau này, ngay cả khi các bộ giáo trình “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (3 tập) do các học trò-cộng sự xuất sắc của ông biên soạn được xuất bản.

Đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm bộ môn Cổ sử Việt Nam, GS Đào Duy Anh đã tập trung nỗ lực cao độ để chỉ trong một thời gian ngắn biên soạn, bổ sung các bộ giáo trình về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại. Các cộng sự trẻ tuổi bấy giờ như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn đã được sự hướng dẫn, dìu dắt của GS Đào Duy Anh. Các lớp sinh viên đầu tiên được GS Đào Duy Anh trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, nhiều người trong số đó sau này trở thành những nhà nghiên cứu, nhà quản lý xuất sắc. Đặc biệt, GS Đào Duy Anh đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng cơ sở tư liệu của Khoa bằng việc mua các thư tịch Trung Quốc, sao chép các bộ sử và tài liệu Hán Nôm của Việt Nam, các tài liệu bằng chữ phương Tây (Anh, Pháp), tiến hành dịch thuật các tài liệu quan trọng với sự cộng tác của các nhà Hán học cao tuổi, thông thạo cả chữ Hán và chữ Pháp. Phòng Tư liệu của Khoa Lịch sử với hàng vạn đầu tài liệu quý hiện nay được xây dựng có phần đóng góp quan trọng của GS Đào Duy Anh.  

Khi công tác ở Viện Sử học, GS Đào Duy Anh đã hiệu đính và chú giải nhiều bộ sử lớn. Các bản dịch và hiệu đính các bộ thư tịch quan trọng, tiêu biểu của Việt Nam như: “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Đại Nam thực lục”, “Lịch triều hiến chương loại chí”, “Đại Nam nhất thống chí”... Những bộ thư tịch đã cung cấp tư liệu cơ bản cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại, được tái bản nhiều lần. Đóng góp vào công việc quan trọng và có ý nghĩa to lớn này là các nhà Hán học uyên thâm, trong đó có GS Đào Duy Anh.           

Di sản GS Đào Duy Anh để lại khẳng định công lao to lớn của ông trong việc xây dựng nền khoa học xã hội và nhân văn nước nhà, với những đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực của sử học và văn hóa học mà gần như ở lĩnh vực nào ông cũng là người đóng vai trò khai phá, đặt nền móng. Nhà sử học Phan Huy Lê viết về GS Đào Duy Anh: “Bao trùm lên tất cả, ông là một nhà sử học lớn, một nhà văn hóa lớn với những công trình nghiên cứu mang tính khai phá đặt nền tảng cho sự hình thành nền sử học và nền văn hóa học hiện đại Việt Nam”. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã có một nhận xét tinh tế: “Những viên đá tảng mà Đào Duy Anh ném xuống biển học không chìm mất tăm, mà đã tạo ra những cột mốc, đôi khi là những cột mốc đầu tiên, chỉ đường cho những người sau ra khơi”. 

GS Đào Duy Anh quê gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; nhưng từ đời ông nội thì chuyển cư vào xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Ông có nhiều cống hiến xuất sắc cho nền văn hóa, giáo dục nước nhà. Các tác phẩm tiêu biểu của GS Đào Duy Anh, gồm: “Hán-Việt từ điển” (1932), “Pháp-Việt từ điển” (1936), “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938), “Khổng giáo phê bình tiểu luận” (1938), “Trung Hoa sử cương” (1942), “Khảo luận về Kim Vân Kiều” (1943), “Lịch sử Việt Nam” (2 tập, 1955-1956), “Cổ sử Việt Nam” (1956), “Lịch sử cổ đại Việt Nam” (4 tập, 1957), “Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam” (1957), “Đất nước Việt Nam qua các đời” (1964), “Từ điển Truyện Kiều” (1974)... Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2000.

PGS, TS VŨ VĂN QUÂN, Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/nha-su-hoc-nha-van-hoa-...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chuyên mục Nông dân: Sử dụng hiệu quả Qũy Hỗ trợ Nông dân
Thời sự tối 10/9/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 10/09/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tỉnh Hòa Bình tăng cường sản xuất vụ Đông 2024
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục xây dựng Đảng: Phát triển Đảng gắn với chất lượng Đảng viên tại cơ sở
07:10Phóng sự: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong PTKT vùng đồng bào DTTS
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T12
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự tài liệu: Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi 30 năm vượt khó vươn lên
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: Săn Cáo T20
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T854
11:20Tọa Đàm: Thực trạng thừa thiếu giáo viên của tỉnh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 3 -T31
12:45Chương trình văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Truyền hình Quân khu 3
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T853
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50 Phóng sự: Lương Sơn thực hiện các chỉ tiêu phát triển KTXH năm 2024
15:00 Phim truyện: Thời gian đều biết T1
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Tạp chí lao động công đoàn: Tôn vinh cá nhân lao động tiêu biểu
17:10Phóng sự tài liệu: Kết quả nổi bật Ngành GD& ĐT tỉnh Hòa Bình năm học 2023- 2024
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 3- T10
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Hòa Bình hưởng ứng Tháng An toàn giao thông
20:25Phim truyện: 30 chưa phải là hết T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thời gian đều biết T18
22:10Chuyên mục Nông dân: Sử dụng hiệu quả Qũy Hỗ trợ Nông dân
22:20Thời sự Hòa Bình tối
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Duyên định kim tiền T1
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 10/09/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
24°C
1.3m/s 99%
11/09
Weather Hoa binh
24°C
24°C
12/09
Weather Hoa binh
27°C
23°C
13/09
Weather Hoa binh
33°C
24°C