Làm gì để bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường? - Bài 2: Cái tâm của hiệu trưởng và cơ chế giám sát

09:39 15/05

Quá trình thâm nhập, tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy, để bữa ăn bán trú của các em học sinh bảo đảm chất lượng, đủ định lượng, tương xứng với giá trị suất ăn thì không thể thiếu hai yếu tố, đó là trách nhiệm, cái tâm của người hiệu trưởng và sự minh bạch, công khai, giám sát chặt chẽ của phụ huynh học sinh.

Minh bạch, công khai, giám sát chặt

Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Co Mạ, huyện Thuận Châu (Sơn La) là một trong những điển hình về công tác giáo dục-đào tạo cũng như nuôi dưỡng học sinh của huyện Thuận Châu. Hiện nay trường có hơn 510 học sinh người dân tộc thiểu số ăn bán trú. Các em được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn 720.000 đồng/tháng cùng 15kg gạo.

Có mặt tại trường vào một ngày giữa tháng 4-2024, chúng tôi được chứng kiến không khí sinh hoạt, học tập vui tươi, phấn khởi của thầy trò nhà trường. “Với đặc thù là trường phổ thông dân tộc bán trú, chúng tôi xác định việc nuôi dưỡng học sinh là trách nhiệm, đạo đức của mỗi thầy, cô giáo. Làm tốt việc này không chỉ giúp các em có đủ sức khỏe để học tập mà còn góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc, thu hút các em đến trường”, thầy giáo Lê Trung Kiên, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Làm gì để bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường? - Bài 2: Cái tâm của hiệu trưởng và cơ chế giám sát
Nhân viên y tế Trường Tiểu học Đạo Đức A (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) giám sát quá trình chia suất ăn bán trú tại trường. Ảnh: TRUNG HIẾU 

Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực còn khó khăn nhưng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Co Mạ vẫn tổ chức nấu ăn cho học sinh 3 bữa/ngày. Tiêu chuẩn ăn không cao (bữa sáng 3.000-5.000 đồng, bữa trưa và tối trung bình 12.500 đồng) nhưng các em luôn được ăn no, ăn đủ định lượng, dinh dưỡng. Theo thầy giáo Lê Trung Kiên, để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng học sinh, nhà trường phát huy cao độ trách nhiệm người đứng đầu và đội ngũ giáo viên cùng sự giám sát của phụ huynh học sinh. Thực đơn các bữa ăn được xây dựng theo tuần, niêm yết công khai. Trong suốt quá trình từ tiếp nhận thực phẩm đến chế biến, nấu ăn..., ngoài nhân viên nhà bếp, luôn có giáo viên giám sát, thực hiện quy trình kiểm thực 3 bước. Hằng tháng, trường tổ chức quyết toán công khai tiền ăn và gạo của học sinh, thông báo đến từng lớp và phụ huynh học sinh để nắm bắt, kiểm tra, giám sát...

Thực tế cho thấy, tình trạng bớt xén tiêu chuẩn ăn của học sinh thường do người đứng đầu cơ sở giáo dục buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, thậm chí có biểu hiện tiêu cực, thiếu sự giám sát của phụ huynh. Điển hình như vụ việc “bữa ăn sáng chan canh mì tôm” tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (Bắc Hà, Lào Cai) đã nêu ở bài trước, cơ quan chức năng kết luận hàng loạt hồ sơ, bảng kê giao nhận thực phẩm thiếu chữ ký của hiệu trưởng, của người nhận; phiếu chi tiền mặt không có số, không có chữ ký của thủ trưởng đơn vị... Vì vậy, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục, tính công khai, minh bạch và sự giám sát của phụ huynh là một trong những giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng này.

Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Đạo Đức A, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đồng tình với giải pháp trên và nêu kinh nghiệm của trường mình: “Chúng tôi yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn lên thực đơn, bóc tách chi phí cụ thể, rõ ràng và thông báo công khai đến phụ huynh học sinh. Hằng ngày, lớp trực tuần cử luân phiên phụ huynh cùng đại diện nhà trường kiểm tra chất lượng, định lượng thực phẩm nhập vào bếp, giám sát chặt chẽ từ khâu chế biến đến chia suất ăn... Bên cạnh đó, các phụ huynh khác nếu muốn đều có thể đăng ký đến kiểm tra bếp ăn đột xuất.

Các buổi giao ban hằng tuần, nhà trường yêu cầu giáo viên tổng hợp ý kiến của phụ huynh để kịp thời xử lý, chấn chỉnh...”. Theo đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Xuyên, trên địa bàn huyện có 42 trường học tổ chức ăn bán trú. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý, lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn, kiểm tra, giám sát, nhất là sự giám sát chặt chẽ của phụ huynh, nhiều năm qua, các trường luôn bảo đảm tốt chất lượng bữa ăn, không để xảy ra vi phạm, khuyết điểm lớn, được phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ.

Còn “hoa hồng” thì còn... bớt xén

Một vấn đề dư luận bức xúc, là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bớt xén bữa ăn bán trú là doanh nghiệp phải chi “hoa hồng” để nhận được hợp đồng cung cấp suất ăn. “Ở đâu hiệu trưởng có tâm, không nhận “hoa hồng” của doanh nghiệp thì ở đó chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh sẽ được bảo đảm”-chủ một doanh nghiệp (xin được giấu tên) chuyên cung cấp suất ăn cho các công ty, trường học khẳng định với chúng tôi như vậy. Theo chủ doanh nghiệp này, nếu phải chi “hoa hồng” thì bất chấp các hình thức giám sát, kiểm tra, doanh nghiệp cung cấp suất ăn sẽ luôn tìm mọi cách để bớt xén, không bớt được định lượng thì sẽ “bớt” chất lượng, nghĩa là mua thực phẩm rẻ, chất lượng kém... để “bù” vào chi phí đã bỏ ra.

Làm gì để bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường? - Bài 2: Cái tâm của hiệu trưởng và cơ chế giám sát
Kiểm tra định lượng thực phẩm nhập bếp ăn tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Co Mạ (Thuận Châu, Sơn La). Ảnh: LÊ TRUNG 

Chúng tôi mất khá nhiều thời gian để thuyết phục chủ một số doanh nghiệp cung cấp suất ăn cho các trường học tiết lộ “thâm cung bí sử” trong hành trình tìm kiếm hợp đồng. Theo đó, ở nhiều địa phương hiện nay, quy trình chọn doanh nghiệp cung cấp suất ăn thường là phòng giáo dục và đào tạo, phòng y tế kiểm tra năng lực, thẩm định hồ sơ, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được giới thiệu xuống các trường. Căn cứ vào điều kiện thực tế, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, hiệu trưởng sẽ xin ý kiến thống nhất của ban giám hiệu, hội phụ huynh học sinh, thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn... để ký hợp đồng. Quy định chặt chẽ là vậy, nhưng trên thực tế, ở không ít nơi, quyền quyết định chọn đơn vị nào chỉ phụ thuộc vào hiệu trưởng vì quyền lực của hiệu trưởng quá lớn, cộng với tình trạng dân chủ hình thức, những mánh khóe “gợi ý”, “định hướng”... Điều này khiến không ít doanh nghiệp phải chi “hoa hồng” cho hiệu trưởng, có khi lên đến 20-30% doanh thu để nhận được “cái gật đầu” của hiệu trưởng. “Nếu mình không chịu chi thì doanh nghiệp khác sẵn sàng nhảy vào”, một chủ doanh nghiệp cho biết.

Có rất nhiều hiệu trưởng, thầy, cô giáo trách nhiệm, có tâm trong sáng, coi học sinh như con để hết lòng yêu thương, chăm sóc. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn những “con sâu” ăn “hoa hồng”, gây ra những hệ lụy tiêu cực. Bởi thế, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nâng cao tính công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, vai trò của các cấp quản lý, hội phụ huynh, ban thanh tra nhân dân, công đoàn trong trường học... để ngăn chặn tình trạng hiệu trưởng “tự tung tự tác”. Cùng với đó, phải xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm...

GS, TS PHẠM TẤT DONG, nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam:

Tổ chức bữa ăn bán trú không phải là việc riêng của nhà trường

Bữa ăn học đường có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe học sinh cũng như việc cải thiện tầm vóc con người. Các nước phát triển rất coi trọng bữa ăn này, nhiều nước có chương trình bữa ăn học đường quốc gia, cung cấp miễn phí bữa ăn chất lượng, cân đối dinh dưỡng cho học sinh. Ở ta, nhiều nơi không những chưa coi trọng mà còn có tình trạng bớt xén. Đó là điều không thể chấp nhận. Đã đến lúc không để việc tổ chức bữa ăn bán trú là việc riêng của nhà trường, phụ huynh mà cần vai trò chủ trì của chính quyền, sự tham gia của các chuyên gia dinh dưỡng cùng sự giám sát của toàn xã hội. 

PHƯƠNG HIỀN

Theo https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/lam-gi-de-bao-dam-chat-...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Thời sự Hòa Bình đêm
Thời sự tối 12/6/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 12/06/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Lương Sơn với phong trào thi đua yêu nước
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Người cao tuổi: Người cao tuổi với phong trào văn hóa, văn nghệ
07:10Phóng sự: Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu PT KTXH vùng Đồng bào DTTS miền núi ở Lạc Sơn
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T3 ( Năm 1945 )
08:00Phim truyện: Chân tướng T4
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T59
10:45Chương trình Tiếng Thái
11:00Chuyên mục Nông thôn mới: Kim Bôi tập trung xây dựng Nông thôn mới nâng cao
11:10Phóng sự: Kinh nghiệm từ các địa phương về đích sớm Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát
11:20Thể thao bốn phương
11:35Chuyên mục Pháp luật &Đời sống: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T6
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Tạp chí Thông tin kinh tế
13:55Phóng sự: Tân Lạc tập trung PTKT-XH vùng đồng bào DTTS
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35Chương trình Tiếng Mường
14:50Phóng sự: Hòa Bình khẩn trương khắc phục những điểm sạt lở do mưa bão
15:00Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T11
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Giai điệu trẻ
16:35Bạn của nhà nông
17:00Chương trình Tiếng Thái
17:15Phóng sự: Tăng cường phòng chống cháy nổ tại chợ dân sinh
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T47
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T4 ( Năm 1947 )
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 12.6 TL:
20:15Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
20:25Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T2
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Can đảm để yêu T3
22:10Phóng sự: Yên Thủy tập trung phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS
22:20Chuyên mục Cải cách hành chính: Hiệu quả mô hình Chính quyền vì Nhân dân phục vụ
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:00Phim truyện: Chân tướng T6
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 12/06/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:03Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
16:40Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15Chương trình phát thanh Khoa giáo
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
26°C
0.95m/s 89%
13/06
Weather Hoa binh
30°C
25°C
14/06
Weather Hoa binh
33°C
25°C
15/06
Weather Hoa binh
32°C
25°C