Đừng để chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa thành vụ Việt Á trong ngành giáo dục

16:16 01/06

Những sai phạm ở NXB Giáo dục Việt Nam phải xử lý hình sự, có phần trách nhiệm của cơ quan chủ quản là Bộ GD&ĐT trong việc bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra, thanh tra sâu sát.

Sáng 31/5, nêu ý kiến liên quan đến vấn đề đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn Đà Nẵng ghi nhận nỗ lực rất lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chỉ đạo biên soạn xuất bản phát hành sách giáo khoa mới theo đúng tiến độ các nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Dung de chu truong xa hoi hoa sach giao khoa thanh vu viet A trong nganh giao duc hinh anh 1
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn Đà Nẵng

Sai phạm tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT

Đại biểu cũng chia sẻ với những vướng mắc về nhân sự và tài chính bộ và ngành giáo dục nói chung khó một mình giải quyết là một việc được cả nước đạt kỳ vọng rất lớn là đổi mới giáo dục mà cả hai yếu tố quan trọng nhất là người và tiền đều không chủ động được thì khó có thể làm tốt.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng nếu Bộ GD&ĐT kiểm tra, thanh tra sâu sát, phát hiện khó khăn, vướng mắc sai phạm và kịp thời trao đổi với lãnh đạo địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có biện pháp tháo gỡ, xử lý thì những khó khăn vướng mắc sai phạm ấy không phải không có cách giải quyết.

Theo đại biểu đoàn Đà Nẵng, những sai phạm ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp trực thuộc Bộ phải xử lý hình sự, có phần trách nhiệm của cơ quan chủ quản là Bộ GD&ĐT trong việc bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra, thanh tra sâu sát.

Về sai sót trong một số cuốn sách giáo khoa và khả năng thiếu sách giáo khoa trong năm học sắp tới. Tuy chia sẻ với khó khăn của bộ và ngành giáo dục, nhưng đại biểu cho rằng thái độ của bộ và các nhà xuất bản trong việc tiếp thu ý kiến phê bình mới là điều khiến cử tri lo lắng, dư luận không đồng tình hiện nay.

“Hầu hết các ý kiến phê bình, góp ý không được các nhà xuất bản và khi trả lời thì một số trường hợp được trả lời không đúng thực tế. Ví dụ, trong văn bản trả lời chất vấn của tôi, Bộ trưởng khẳng định Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn, đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ kết nối tri thức với cuộc sống. Tuy nhiên theo phản ánh của giáo viên nhiều trường thì sách chưa được thay bằng sách mới”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy dẫn chứng.

“Muốn biết thông tin nào đúng thông tin nào sai, chỉ cần kiểm tra hồ sơ thẩm định sách là rõ. Nếu sách được sửa chữa thì việc sửa chữa diễn ra vào thời gian nào? Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và biên bản của Hội đồng thẩm định quyết định phê duyệt của Bộ trưởng có hay không?”, nữ đại biểu nêu rõ.

Sách giáo khoa chưa đấu thầu đã được in trước gần 80%

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, trong thư trả lời chất vấn mới đây của đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tái khẳng định ý kiến của đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ vào chiều 10/5/2023, tính đến ngày 30/4/2023, tỷ lệ in sách giáo khoa của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các khối lớp 4, 8, 11 đạt 79%. Trong khi đó, thực tế ngày 5/5/2023, nhà xuất bản này mới có công văn mời thầu in sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 để nhập các kho sách Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và Đà Nẵng. Thời gian mở thầu là 9h ngày 21/5/2023.

“Như vậy có nghĩa là số lượng 79% sách giáo khoa mà nhà xuất bản báo cáo với Phó Thủ tướng đã được trước khi đấu thầu?”, nữ đại biểu chất vấn.

Dung de chu truong xa hoi hoa sach giao khoa thanh vu viet A trong nganh giao duc hinh anh 2
Những sai phạm ở NXB Giáo dục Việt Nam phải xử lý hình sự, có phần trách nhiệm của cơ quan
chủ quản là Bộ GD&ĐT trong việc bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra,
thanh tra sâu sát

Đại biểu đoàn Đà Nẵng cũng nêu tình trạng thiếu minh bạch khách quan thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên của nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc chọn sách giáo khoa mà báo chí phản ánh, bắt nguồn từ Thông tư số 25 ngày 26/8/2020 của Bộ hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa. Thông tư tuy có đề ra quy trình chọn sách từ cấp cơ sở trở lên nhưng trao quyền bỏ phiếu quyết định chọn của mỗi môn học cho một hội đồng 15 người, mà không hề có quy định là khi một cuốn sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục lựa chọn với tỷ lệ như thế nào thì Hội đồng có trách nhiệm chọn cốt cuốn sách ấy.

“Tôi được nhiều giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phản ánh trong việc chọn sách giáo khoa, ý kiến của giáo viên và nhà trường không được tôn trọng, thậm chí nhiều tổ chuyên môn, nhiều trường còn phải làm lại biên bản chọn sách cho phù hợp với ý kiến cấp trên. Tôi có địa chỉ cụ thể của những giáo viên và cán bộ quản lý này”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy dẫn chứng.

“Trong báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam là một trong những công ty con của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chỉ chưa đầy 2 năm, công ty này đã chi gần 100 tỷ để phát triển thị trường, tập huấn. Không rõ Bộ GD&ĐT đã thanh tra nội dung chi này chưa?”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi.

“Nếu chúng ta không kiên quyết phát hiện, xử lý những hiện tượng chạy chọt, “đi đêm” trong việc này, thì có ngày hối không kịp. Giống như vụ Việt Á hoặc như các vụ án hình sự về đấu thầu, trang thiết bị trong chính ngành giáo dục”, nữ đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu, điều đáng lo ngại nhất là việc lựa chọn sách thiếu minh bạch khách quan, chẳng những không khuyến khích được sự thi đua giữa các tổ chức, cá nhân biên soạn xuất bản phát hành sách giáo khoa nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sách giáo khoa, có lợi cho người dạy và học mà còn có khả năng khuyến khích cạnh tranh không lành mạnh, dần dần làm sai lệch chủ trương xã hội hóa, thậm chí xóa bỏ xã hội hóa trong lĩnh vực này, trở lại tình trạng độc quyền như cũ.

“Chính phủ chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, đồng thời yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương rà soát, sửa đổi ngay quy định bất hợp lý của Thông tư 25. Quốc hội và Chính phủ xem xét sửa đổi Luật Giáo dục để tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa tài liệu học tập đã được nêu trong Nghị quyết 29 của Trung ương và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa đã được quy định trong Nghị quyết 88 của Quốc hội”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy kiến nghị./.

Nhóm PV/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 16/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 17/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Tăng cường công tác tuyên truyền PL về PCCN tại các cơ sở SXKD
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình đối với phát triển xã hội
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T8
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Mảnh ghép cuộc sống
09:20Chương trình Tiếng Thái (Chiều T5)
09:35Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động đội và PT thanh thiếu niên trong trường học
09:50Phóng sự: Chuyển đổi số ở Hòa Bình từ nhận thức đến hành động
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T33
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục Quốc phòng toàn dân
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Mai Châu với phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T12
12:45Tình khúc Belero
13:15Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: GTNT đối với PTKT nông nghiệp vùng cao
13:50Tạp chí Thông tin kinh tế
14:05Phim tài liệu: Ký sự Tinh Hoa xứ Quảng – Tinh hoa nghề xứ Quảng
14:30 Chương trình Tiếng Thái
14:45Phóng sự: Hòa Bình với công tác bảo vệ quyền lợi trẻ em
14:50Chuyên mục NCT: NCT Lạc Sơn với mô hình phát triển kinh tế hộ
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T24
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang Thiếu nhi
17:15Phóng sự: Cần quản lý nghiêm vấn đề an toàn về sinh lao động trong sản xuất
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T21
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Kinh tế tập thể: Phát huy vai trò HTX trong kinh tế nông thôn
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T11
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T18
22:10Phóng sự: Tỉnh Hòa Binh với công tác phòng chống thiên tai
22:20Chuyên mục Sắc màu văn hóa
22:30Khát vọng sống số 400
22:45Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Chương trình tiếng Thái
23:25Phim truyện: Truy nã đặc biệt T10
24:15GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 17/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu chương trình
09:03Sắc mầu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Tọa đàm chương trình Phát thanh kinh tế
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Sắc mầu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Tọa đàm chương trình Phát thanh kinh tế
16:30Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Diễn đàn vì trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
24°C
0.44m/s 95%
18/05
Weather Hoa binh
32°C
24°C
19/05
Weather Hoa binh
29°C
23°C
20/05
Weather Hoa binh
34°C
25°C