Đồng nghiệp dạy thêm thu cả trăm triệu/tháng, nhiều thầy cô môn phụ muốn bỏ nghề

15:15 30/03

Chứng kiến các giáo viên dạy thêm Toán, Văn, Anh thu nhập trăm triệu mỗi tháng, nhiều thầy cô Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Giáo dục công dân không khỏi chạnh lòng.

“Cô đừng bắt các con học Giáo dục công dân nhiều quá, để dành thời gian cho các con học Toán, Văn, tiếng Anh cuối năm còn thi vào lớp 10. Lời đề nghị của phụ huynh khiến tôi lặng người”, cô Trần Thị Hoà (41 tuổi, giáo viên dạy THCS ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) nói.

Chênh lệch thu nhập

Theo đuổi nghề giáo gần 18 năm, đây không phải lần đầu tiên cô Hoà nghe được những lời đề nghị như vậy. Từng có phụ huynh than với cô "môn phụ thì học làm gì nhiều, tập trung cho môn chính là đủ". Mỗi lần rơi vào tình huống khó xử này, cô chỉ gượng cười, tự an ủi bản thân không suy nghĩ tiêu cực.

Dù khá buồn nhưng cô chưa khi nào giận phụ huynh, họ đề nghị như vậy cũng có lý do riêng. Hết lớp 9 mà học sinh không đỗ được vào trường THPT công lập thì sẽ rất khó khăn với nhiều gia đình khi không đủ khả năng cho con em học trường tư thục.
Dong nghiep day them thu ca tram trieu thang, nhieu thay co mon phu muon bo nghe hinh anh 1
Học sinh học Mỹ thuật (Ảnh minh hoạ: T.L)

Các trường không quy định hay có khái niệm môn chính, môn phụ. Chính hay phụ là do giáo viên, phụ huynh, học sinh tự phân định theo mức độ quan trọng, độ phổ biến và độ khó từng môn. "Môn nào học sinh càng thi cử nhiều, kiến thức càng khó và càng học thêm, dạy thêm nhiều thì mặc định đó là chính. Còn môn nào học sinh không cần học thêm, dễ dàng đạt điểm cao thì đó là môn phụ", cô nói. Các giáo viên dạy môn Mỹ thuật, Công nghệ, Thể dục, Tin học, Âm nhạc đều bị xem là môn phụ.

Tủi thân nhất là những đợt chuẩn bị thi cuối học kỳ, dịp nghỉ hè, đồng nghiệp kín lịch dạy thêm, còn giáo viên môn phụ "nhàn rỗi".

Nhiều thầy cô dạy Toán, Văn, tiếng Anh "khoe" dạy thêm hàng tháng thu nhập từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng, đồng lương dạy trên trường với họ chẳng thấm vào đâu, thậm chí có người không bao giờ phải tiêu đến. Trong khi đó, cô Hòa và nhiều giáo viên môn phụ khác đếm từng ngày chờ đến kỳ lương mỗi tháng. 18 năm vào nghề, lương vỏn vẹn 8 triệu đồng/tháng, cô Hòa nói chỉ ước được dạy thêm như đồng nghiệp, để gia đình có thêm kinh tế, con cái có điều kiện học tập hơn. "Giá như ngày ấy tôi chọn học sư phạm Toán...", nữ giáo viên nói.

Từng tốt nghiệp thủ khoa lớp Sư phạm Mỹ thuật, cô Đinh Thuý Quỳnh (28 tuổi, gốc Sơn La) ngậm ngùi nhận tổng lương 3,8 triệu đồng/tháng sau 3 năm đi làm tại một trường THCS ở thủ đô Hà Nội. Cô Quỳnh là giáo viên THCS hạng III bậc 1 là 2,1, thêm 30% phụ cấp. Sau khi trừ hết các khoản (công đoàn, quỹ...), hàng tháng cô thực lĩnh còn 3,8 triệu đồng.

Với giáo viên dạy môn chính thì đỡ hơn. Ngoài lương họ có khoản tiền thu nhập tăng thêm bằng dạy tăng tiết, dạy thêm hoặc xin đi dạy ở các trung tâm. Trong khi giáo viên dạy môn phụ chỉ sống bằng lương "muốn đi dạy thêm cũng không ai thuê". 

Xưa nay phụ huynh không tiếc tiền bỏ vài trăm nghìn, vài triệu đồng cho con đi học thêm Toán, Văn, tiếng Anh, kỳ vọng các em đạt điểm 9, 10 trong các kỳ thi. Thế nhưng, mấy ai bỏ tiền cho con học thêm Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân... bởi tâm lý "điểm các môn này thấp chút cũng không sao". Càng lên các lớp lớn hơn, ranh giới môn chính, môn phụ càng phân định rõ ràng, đúng tinh thần thi gì học đó. 

"Mang tiếng giáo viên dạy ở Hà Nội nhưng mức lương chỉ đủ ăn uống, thuê trọ. Nhiều khi đau bệnh trong người còn không dám đi khám. Lần tự uống không khỏi buộc phải đi viện lại chạy đôn đáo gặp kế toán để ứng lương", cô Quỳnh nói. Không ít lần cô viết đơn xin nghỉ việc, rồi lại bỏ đi vì thương học trò, "cố chấp bám trụ lấy nghề giáo thêm vài năm nữa, chờ ngày lương tăng, cuộc sống sẽ dễ thở hơn".

Nhìn điểm môn chính để chấm môn phụ

"Bài vẽ của em Thoa lớp 7A1 nguệch ngoạc, màu sắc tô lộn xộn, chấm thẳng tay chỉ đạt 5 điểm. Thế nhưng đây là bài thi giữa học kỳ, nếu điểm thấp quá sẽ kéo điểm các môn học khác. Em Thoa đang học lực giỏi, lỡ điểm Mỹ thuật thấp sẽ kéo tụt điểm trung bình học các môn từ xếp loại giỏi xuống khá", thầy Huỳnh Phước Bách (38 tuổi, giáo viên một trường THCS ở Quận 1, TP.HCM) đắn đo không đàng lòng chấm điểm thấp.

Thầy Bách thừa nhận, việc cân đong, đo đếm học lực để chấm điểm các bài thi môn phụ đã diễn ra nhiều lần, thường xuyên. Nhiều khi muốn thẳng tay chấm điểm, nhưng nghĩ thương các em, học Toán, Văn, tiếng Anh vất vả, nặng kiến thức, đạt điểm cao khá khó. Em nào học lực giỏi mà chỉ vì bài thi Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ điểm kém kéo xuống thì giáo viên không đành. 

Thậm chí, khi chấm điểm thấp, giáo viên chủ nhiệm các lớp lại xin giúp các em, để đảm bảo thành tích học tập tốt, lớp cũng đạt chỉ tiêu đề ra. Cứ thế, tâm lý môn phụ khắc sâu vào suy nghĩ của các giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân... mỗi khi chấm điểm họ lại cân nhắc có ảnh hưởng đến kết quả học tập chung của các em không. 

"Học sinh cấp hai bây giờ chỉ chú trọng vào Toán, Văn, Anh để thi lên cấp 3, còn những môn phụ hoàn toàn bị bỏ xó nếu như không muốn nói là bị coi thường", giáo viên nói. Chính vì lối học để thi đó nên các cô Toán, Văn, Anh có thể kiếm thêm, còn giáo viên môn phụ như thầy Bách chỉ lương tháng 3,7 triệu.

Không có điều kiện dạy thêm như đồng nghiệp, thầy Bách vừa dạy trên lớp vừa kiêm nhiệm thêm văn thư, hồ sơ, sổ sách, giấy tờ. Ngoài ra, thầy cũng luôn phần họp hành, thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi, giờ dạy giỏi.

Dong nghiep day them thu ca tram trieu thang, nhieu thay co mon phu muon bo nghe hinh anh 2

Gần 20 năm gắn bỏ với nghề, giáo viên Công nghệ như cô Trần Thị Phương Thảo (43 tuổi, Thanh Hoá) quen với cảnh "phân biệt" thầy cô dạy môn chính thì quần áo đẹp, xe máy, xe ô tô xịn đi đến trường. Còn cô vẫn gắn bó với chiếc xe máy Honda cũ từ ngày lấy chồng đến giờ.

Để nhận được 10 triệu đồng tiền lương mỗi tháng, ngoài dạy học cô Thảo xung phong kiêm nhiệm thêm vị trí phó chủ tịch công đoàn, đi sớm về khuya như cơm bữa. Mức lương ít ỏi này chỉ đủ lo cho gia đình ăn uống, quần áo, đi lại. Tiền học ôn, các khoản chi tiêu lớn trong nhà chồng cô sẽ đảm nhận.

"Nhìn đồng nghiệp có học sinh để dạy thêm, bản thân cũng ao ước. Nhưng thực tế đâu ai đi học thêm môn Công nghệ bao giờ. Mỗi lần nghĩ đến mà ngậm ngùi, đành lấy chuyện khác ra làm niềm vui, khoả lập sự tủi thân", cô giáo nói.

Cô cũng từng xin đảm nhận giáo viên chủ nhiệm lớp để tăng thêm phụ cấp trách nhiệm, nhưng không lần nào thành công, nhà trường thường ưu tiên cho giáo viên bộ môn chính Toán, Văn, Anh, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa. Giáo viên dạy Công nghệ, Giáo dục Công dân, Tin học, Thể dục mà làm chủ nhiệm lớp là chuyện xưa nay hiếm.

Do đó, nhiều thầy cô vừa được dạy thêm, vừa được chủ nhiệm, họ đã giàu lại giàu hơn, có tiền mua ô tô, quần áo đẹp, nuôi con đầy đủ. Còn giáo viên môn phụ đã nghèo ngày càng nghèo hơn.

Làm sao để xóa quan niệm môn chính - phụ?

Nhiều chuyên gia cho rằng, môn chính, môn phụ cũng là một trong những hệ luỵ của vấn đề dạy thêm, học thêm gây ra. Môn nào được coi trọng thì học sinh đi học thêm nhiều, giáo viên kiếm bội tiền nhờ dạy thêm. Còn môn nào không được coi trọng điểm số, thi cử thì giáo viên chỉ có lương, không có cơ hội dạy thêm.

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cho rằng, dạy thêm học thêm là nguồn cơn của việc phân biệt môn chính, môn phụ, tạo ra sự chênh lệch lớn trong thu nhập của giáo viên. 

Muốn xoá khoảng cách này cần thay đổi thi cử, điểm số, đánh giá học sinh. Chừng nào chúng ta còn thi cử nặng kiến thức, không chủ trọng kỹ năng thì chừng đó còn dạy thêm, học thêm, còn môn chính, môn phụ. Một nền giáo dục tồn tại bằng điểm số, thi cử, thì điều tất yếu học sinh sẽ đổ xô đi học thêm nhưng môn bắt buộc thi.

Dong nghiep day them thu ca tram trieu thang, nhieu thay co mon phu muon bo nghe hinh anh 3
Thầy cô giáo dạy môn phụ

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam nhìn nhận, chừng nào việc thi cử đầu cấp chưa thay đổi thì vấn đề dạy thêm và môn chính, phụ chưa thay đổi. Sở GD&ĐT yêu cầu học sinh thi vào lớp 10 bằng 3 môn Toán, Văn, Anh thì buộc phụ huynh nảy sinh tâm lý "ưu tiên cho con đi học 3 môn này mới đỗ vào lớp 10". Nguồn cơn môn chính, môn phụ cũng từ đó mà ra và ngày càng cắm sâu vào tư duy phụ huynh, xã hội việc "thi cái gì thì học cái đó". 

Như vậy, lý do để tồn tại của dạy thêm, học thêm là nền giáo dục nặng về lý thuyết, áp lực kiểm tra, thi cử và tâm lý bằng cấp, hơn thua của phụ huynh. Giáo dục chưa dựa trên nền tảng học thật, thi thật và chất lượng thật mà chạy theo thành tích ảo, xếp loại học sinh giỏi ngày càng tăng, đỗ tốt nghiệp 100%, đỗ đại học 100%, bất chấp tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong xã hội.

Theo báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và UNESCO công bố, chi phí học thêm là khoản lớn nhất với gia đình học sinh phổ thông hiện nay. Chi phí học thêm đối với tiểu học là 32%, THCS là 42% và THPT là 43%.

Nhiều phụ huynh có con học THCS cho rằng, việc Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí cho tất cả học sinh cấp THCS kể từ năm học 2022 - 2023 là tín hiệu đáng mừng. Tuy vậy, số tiền được miễn này chẳng thấm gì với các khoản tiền học thêm mà phụ huynh bỏ ra hằng năm. Họ phải đóng rất nhiều tiền học buổi 2, tiền học thêm, học câu lạc bộ ngoài giờ./.

Hà Cường/VTCNews

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Giai điệu trẻ
Thời sự tối 2/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 03/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Vấn đề chuyển đổi số tại các cơ quan
06:30Thời sự sáng 3.12
07:00Chuyên mục Nông thôn mới: Chung tay xây dựng đô thị văn minh
07:10Phóng sự: Lan tỏa Phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T63
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: Những hoạt động của Lực lượng vũ trang hướng về ngày 22/12
09:20Phóng sự: Nhân rộng các điển hình tiên tiến thi đua yêu nước
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện:30 chưa phải là hết T15
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập 938
11:20Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
11:45Thời sự trưa 3.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T45
12:45Chương trình Văn hóa nghệ thuật
13:15Hành trình khám phá
13:40Truyền hình Quân khu 3
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T937
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Nội chính - Phòng chống tham nhũng: Minh bạch, công khai trong bồi thường, giải phóng mặt bằng
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T 40
15:45Thời sự trưa 3.12
16:00Bản tin thế thao3.12
16:05Giai điệu quê hương
16:35Văn Hòa Hòa Bình
17:00Chuyên mục Thanh niên Hòa Bình : Lan tỏa phong trào thanh niên Khởi nghiệp
17:10Phóng sự: Nâng cao hiệu quả phát triển CN - TTCN
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân T24
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 3.12
20:15Phóng sự: Tập trung kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Tình yêu vượt đại dương T1
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T3
22:10Phóng sự: Cần công khai minh rà soát hộ nghèo để giảm nghèo bền vững
22:20Thời sự Hòa Bình tối 3.12
22:45Bản tin thể thao 3.12
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Tết này có ba phần I
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 03/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19:15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
20°C
0.18m/s 91%
04/12
Weather Hoa binh
22°C
20°C
05/12
Weather Hoa binh
21°C
20°C
06/12
Weather Hoa binh
20°C
17°C