Địa phương lựa chọn sách giáo khoa: Vẫn lo ngại độc quyền

09:01 02/12

Bộ GD-ĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn cho chương trình GDPT mới. Tuy nhiên còn nhiều băn khoăn, đặc biệt là việc xóa độc quyền SGK

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực?

Việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) được quy định rõ tại điểm C, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục. Theo đó, UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở GDPT trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư để hướng dẫn việc lựa chọn SGK. Theo Bộ GD-ĐT, thành phần tham gia vào Hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt chiếm tỷ lệ đa số là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.

dia phuong lua chon sach giao khoa: van lo ngai doc quyen hinh 1
Cần giám sát chặt để tránh tình trạng "lợi ích nhóm", độc quyền trong lựa chọn sách giáo khoa.

Việc lựa chọn SGK phải đảm bảo nguyên tắc những sách thuộc danh mục đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng, công khai, minh bạch. SGK được lựa chọn phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện tổ chức dạy và học. Mỗi tỉnh nên chọn ít nhất 2 bộ SGK. Với TP. Hà Nội nên chọn SGK có nội dung khó hơn so với các địa phương khác.

Tuy nhiên, dư luận cho rằng, việc giao cho các địa phương tự lựa chọn SGK sẽ tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực trong quá trình lựa chọn. Khi mà một nhà xuất bản (NXB) có bộ sách được phê duyệt có thể dùng nhiều “chiêu” để các địa phương lựa chọn sử dụng bộ sách của mình. Thậm chí, cũng có thể có những địa phương lại lựa chọn những bộ sách chưa thực sự phù hợp với điều kiện của mình. Hay quá trình kiểm tra đánh giá đối với học sinh ở mỗi địa phương qua một bộ SGK khác nhau cũng sẽ gây ra sự lúng túng trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học ở các nhà trường.

Theo ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc, về nguyên tắc những bộ sách đã được thẩm định đều đạt yêu cầu nên các địa phương có lý khi sử dụng bất kỳ bộ sách nào. Tuy nhiên, sử dụng bộ nào thì còn nhiều chuyện phải nói. Khi thực hiện một chương trình, một bộ sách thì không có cạnh tranh nhưng khi thực hiện nhiều bộ sách thì sẽ có cạnh tranh mà có cạnh tranh dễ phát sinh tiêu cực. Bởi nếu một bộ sách nào đó rất ít được sử dụng thì nhóm tác giả, NXB sẽ thua lỗ và dễ bị triệt tiêu.

TS Nguyễn Văn Cường, Đại học Potsdam, CHLB Đức - chuyên gia quốc tế, chuyên gia cố vấn xây dựng SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết ở một số quốc gia khi thực hiện nhiều bộ sách, thời gian đầu có nhiều nhóm tác giả, NXB nhưng về sau chỉ có khoảng 2-3 nhà xuất bản lớn tồn tại.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, Hội đồng lựa chọn SGK lớp 1 thành phần không thể thiếu là đại diện giáo viên đang đứng lớp cấp tiểu học. Việc lựa chọn SGK môn này cũng cần có sự tham gia của giáo viên môn khác vì một cô dạy tất cả các môn. Đồng thời, học sinh có tiếng nói quyết định sự hấp dẫn của bộ SGK. Do vậy, rất nên có học sinh lớp lớn chọn SGK cho lớp bé. Như thế, các em sẽ chọn được cuốn sách thật sự yêu thích và cảm nhận được sự tôn trọng của người lớn

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Việc lựa chọn SGK như thế nào Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể. Dự thảo hướng dẫn chọn SGK đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến xây dựng và dự kiến ban hành vào tháng 12/2019.

Lo ngại tình trạng “đi đêm”

Mặc dù Bộ GD-ĐT vừa công bố về các SGK lớp 1 đạt yêu cầu thẩm định và được sử dụng trong các nhà trường từ năm học 2020-2021, nhưng NXB Giáo dục Việt Nam đã đi trước tiếp thị sách này đến các địa phương ngay từ đầu tháng 9/2019.

Trong công văn gửi các Sở GD-ĐT ngày 9/9, NXB Giáo dục Việt Nam nêu rõ, đơn vị này có 4 bộ sách lớp 1 theo chương trình mới với 4 tên gọi khác nhau: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. NXB này bày tỏ mong muốn được phối hợp với các sở GD-ĐT trong việc tổ chức hội thảo giới thiệu sách, đào tạo, tập huấn giáo viên... Đồng thời cũng “cảnh báo” rằng: “Công ty Cổ  phần Đầu tư xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) là công ty có sự tham gia cổ phần của các cá nhân nguyên là cán bộ của NXB Giáo dục Việt Nam đã nghỉ hưu; để tránh nhầm lẫn trong quá trình phối hợp triển khai công việc, chúng tôi xin được thông báo: VEPIC không phải là đơn vị thuộc hệ thống của NXB Giáo dục Việt Nam…”.

Là đơn vị tham gia xuất bản 1 bộ SGK thuộc NXB Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Bá Khánh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội nhìn nhận việc một chương trình nhiều SGK có rủi ro không nhỏ. Nếu hướng dẫn chọn SGK của Bộ GD-ĐT không mở, cùng với tâm lý đám đông, tâm lý e ngại sẽ dễ dẫn đến tình trạng các địa phương chỉ chọn 1 bộ SGK cho dễ quản lý. Mặc dù vậy, ông Khánh tin tưởng thông tư hướng dẫn của Bộ sẽ khắc phục được lo ngại hiện nay của dư luận là tính cục bộ, lợi ích nhóm, “áo gấm đi đêm”.

Nhìn vào danh mục SGK vừa được phê duyệt, NXB Giáo dục có đến 4 bộ SGK lớp 1 với 24 bản thảo. Như vậy có thể thấy, trong năm học 2020-2021, SGK của NXB Giáo dục vẫn tiếp tục chiếm thị phần lớn. Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học chia sẻ: Tính độc quyền xảy ra khi chỉ có một bộ sách, nhưng hiện tại có nhiều bộ SGK từ nhiều nhóm tác giả khác nhau. Hơn nữa, Luật cũng không quy định địa phương lựa chọn sách theo bộ hay theo môn. Vì vậy, việc lựa chọn bộ sách vẫn phải dựa trên tính phù hợp với từng địa phương. Do đó, chúng ta không nên quá băn khoăn về tính độc quyền. Tính độc quyền sẽ được hạn chế tối đa trong thời gian tới.

“Quá trình biên soạn và thẩm định được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, bảo đảm tính khách quan và minh bạch” - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định./.

Thu Hằng/Báo VOV

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T6
Thời sự tối 4/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 05/05/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Hào hùng trận đánh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
06:30Thời sự sáng 5.5
07:00Phóng sự: Vấn đề quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh
07:10Phóng sự: Vai trò của tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi NLĐ
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Kim Bôi
07:45Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
08:00Phim truyện: Sông phố Nhà Ghe T6
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:05Văn nghệ cuối tuần
09:35Văn Hòa Hòa Bình
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T12
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T726
11:15Chương trình: Khát vọng sống 347
11:35Phóng sự: Phát triển Nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ SP gắn với XD NTM
11:45Thời sự trưa 5.5
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T73
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T725
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30 Tạp chí Văn hóa
14:45Phóng sự: Chuyện của những người nữ dân công đi tải gạo chiến dịch Điện Biên
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T11
15:45Thời sự trưa 5.5
16:00Bản tin thế thao 5.5
16:05Tình khúc Belero
16:35Khám phá thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T52
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 5.5
20:15Chuyên mục món ngon: Những món ăn đặc sản từ các Ngạnh Sông Đà
20:25Gamshow Đập hộp kén rể T15
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T12
22:10Tọa đàm: Hồi ức chiến dịch Điện Biên Phủ
22:30Thời sự Hòa Bình tối 5.5
22:55Bản tin thể thao 5.5
23:00Phóng sự: Cần tập trung đẩy nhanh tiến độ công trình xây dựng trước mùa mưa bão
23:10Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 05/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CT Tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM NTM đô thị văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Sự kiện và BL
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Sự kiện và Bình luận
21:40CT Tiếng Thái
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
26°C
0.94m/s 90%
06/05
Weather Hoa binh
32°C
25°C
07/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C
08/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C