Bao giờ giáo viên đủ sống bằng lương?

15:06 03/01

Con số hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc trong 10 tháng đầu năm 2022 là vấn đề nóng, gióng lên những hồi chuông báo động với ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung trong năm qua. Điều đáng nói, một trong những lý do căn bản nhất khiến hàng ngàn giáo viên nghỉ việc thời gian qua là do thu nhập quá thấp, không đủ sống.

Sau hơn 13 năm công tác trong ngành giáo dục mầm non, mới đây cô Nguyễn Thị Vân (Thái Nguyên) buộc lòng phải viết đơn xin nghỉ việc. Lý do cô nêu trong lá đơn là “thu nhập thấp, lương không đủ sống”.

Để đưa ra quyết định từ bỏ công việc bản thân đam mê, yêu thích, cô Nguyễn Thi Vân đã phải trăn trở một thời gian dài, song vì cuộc sống quá khó khăn nên cô không thể tiếp tục bám trụ với nghề.

bao gio giao vien du song bang luong hinh anh 1

Cô Nguyễn Thị Vân viết đơn xin nghỉ việc vì thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống. 

“Gia đình tôi có 3 con nhỏ, cháu lớn học lớp 7, cháu nhỏ nhất mới 4 tuổi. Các con ngày càng lớn, tiền chi tiêu, tiền học đều tăng cao, chưa kể cháu nhỏ thường xuyên ốm đau, thuốc men. Trong khi đó, mỗi tháng lương của tôi chỉ vọn vẹn 5,3 triệu đồng, sau khi trừ BHXH, phí công đoàn, đảng phí, số tiền thực lĩnh chưa đến 5 triệu đồng mỗi tháng. Chồng tôi trước đây làm hợp đồng ở xã, thu nhập cũng chỉ được 2 triệu đồng/tháng. Với số tiền như trên thì không thể đủ sống”, cô Vân cho biết.

Nhiều năm qua, để bám trụ với nghề, hàng ngày sau mỗi giờ dạy, cô đều tranh thủ đi ship hàng. Những ngày đầu, số tiền đi ship chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng/ngày, song cô Vân vẫn kiên trì với hy vọng “có thêm đồng nào hay đồng ấy” để trang trải cuộc sống.

Mới đây, sau một lần bị cảm, dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, sức khỏe suy giảm, cô Vân không còn khả năng để đảm đương cả “nghề chính và nghề phụ” cùng lúc, vì cuộc sống, cô đành bỏ nghề để về bán hàng tại nhà.

“Để đưa ra quyết định này, đã rất nhiều đêm tôi mất ngủ, khóc ướt gối. Sau khi nghỉ việc, phải hơn 1 tháng, tôi không dám đưa con đi học, vì cứ đến cổng trường là khóc, 13 năm trong nghề có quá nhiều kỷ niệm, nhưng nếu tiếp tục đi dạy thì không có đủ sức để làm thêm, nhưng không làm thêm thì không thể sống với mức lương chưa đến 5 triệu đồng như hiện nay”, cô Vân chia sẻ.

Dù không còn gắn bó với nghề, nhưng cô Vân vẫn mong mỏi các cơ quan chức năng sớm có các chính sách để cải thiện đời sống giáo viên: “Tôi thấy mình khổ nhưng còn nhiều bạn trẻ mới đi làm còn vất vả hơn nhiều vì mức lương khởi điểm rất thấp”.

Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội 5 năm với 2 tấm bằng cử nhân ngành Sư phạm Mầm non và Sư phạm Tiểu học, nhưng hiện mức lương và trợ cấp đứng lớp của cô Nguyễn Thị Dung (Hải Dương) chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng với hệ số lương 1,86.

“Thời điểm ra trường về địa phương không còn chỉ tiêu tuyển giáo viên tiếng Anh tiểu học, nên tôi đành thi tuyển viên chức giáo viên mầm non, tuy nhiên yêu cầu đầu vào với giáo viên mầm non chỉ từ trung cấp. Thời điểm đó tôi có bằng đại học, nhưng cũng chỉ được nhận mức lương trung cấp. Đến giờ khi chuyển lên dạy tiếng Anh bậc tiểu học tại trường công, nhưng vẫn chưa được chuyển bậc lương lên đại học”, cô Dung cho biết.

Làm xa nhà hơn 10km, cô Dung tâm sự, tiền lương hàng tháng chỉ đủ tiền xăng xe, và trang trải được một phần rất nhỏ chi phí sinh hoạt gia đình, mọi khoản chi tiêu khác đều do chồng cô hỗ trợ, gánh vác.

Thầy Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng trường THCS Hạ Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) phải thốt lên rằng, đời sống của nhiều giáo viên cực kỳ khó khăn, sở dĩ thầy cô có thể gắn bó được với nghề giáo bởi phải bươn chải nhiều công việc khác nhau.

Đơn cử như giáo viên trong trường THCS Hạ Bằng, ngoài giờ lên lớp, có thầy cô đi bán bảo hiểm, bán hàng online trên mạng. Thầy giáo dạy Tin về nhà bán máy tính, thầy dạy Vật lý đi lắp điện nước, sửa điện, đổ mực máy in, có cô bán tạp hóa…

bao gio giao vien du song bang luong hinh anh 2

Mức lương thấp khiến nhiều thầy cô chưa thể yên tâm gắn bó với nghề. (Ảnh minh họa)

“Thầy cô phải rất năng động, cố gắng làm nhiều việc mới có thể sống được với nghề, và phải thừa nhận rằng họ sống được bằng thu nhập từ nghề tay trái chứ không phải bằng lương giáo viên”, thầy Xuân ngậm ngùi nói.

Công tác trong ngành giáo dục hơn 30 năm từ 1989 đến nay, thầy Nguyễn Văn Xuân cho biết, đã nhiều lần hy vọng vào những đề xuất, kiến nghị về cải cách, nâng cao đời sống cho giáo viên, song từ thời điểm đó đến nay vẫn chưa có nhiều thay đổi. Mức lương được điều chỉnh chủ yếu “vá víu” vào trượt giá, lạm phát.

Kiến nghị xem xét việc tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện mức thu nhập của giáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5 năm công tác bình quân đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng, đã tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%. Còn với những người mới tuyển vào hệ thống, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng trong 2-3 năm đầu.

Giáo viên mầm non ở các vùng đặc biệt khó khăn, được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút của địa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt (trường cho trẻ em cần chăm sóc đặc biệt) thì lương sau 5 năm công tác có thể đạt 6 triệu đồng, nhưng số lượng không nhiều.

“Một số giáo viên chia sẻ với tôi, đi làm cả chục năm, cuối tháng nhận lương 5 - 6 triệu đồng, rút ra đóng tiền học cho hai con hết 3 triệu. Số tiền ít ỏi còn lại chỉ đủ để các thầy cô đi chợ chừng nửa tháng. Ngoài giờ lên lớp, nhiều giáo viên lại chạy đôn chạy đáo làm thêm các nghề khác để kiếm tiền lo cho gia đình. Việc mua nhà, nuôi con trở thành nỗi ám ảnh với nhiều nhà giáo, đặc biệt là ở thành phố lớn.

Các giáo viên mầm non, tiểu học phải đến trường từ rất sớm để đón học sinh, lo cho các cháu từ bữa ăn, giấc ngủ, học hành. Một ngày làm việc của những thầy cô này thường rất dài, người ở xa trường có khi từ 6h sáng đến 6h tối. Trong khi đó, đồng lương họ nhận được vẫn không lo nổi cuộc sống”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trăn trở.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, chỉ 10 tháng đầu năm 2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành. Tỷ lệ lớn thầy cô bỏ việc là ở khối mầm non, tiểu học. Nguyên nhân chủ yếu là lương quá thấp, trong khi công việc quá nhiều vì giáo viên phải vừa dạy, vừa dỗ, vừa chăm sóc học sinh. Một số tỉnh đưa ra chỉ tiêu nhưng không tuyển dụng được vì không có nguồn; hoặc có nguồn nhưng nhiều người lại chọn làm việc khác có thu nhập cao hơn.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng giáo viên nghỉ việc vừa qua tập trung tại các thành phố, khu công nghiệp như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai - nơi có mức sống bình quân của người dân cao. Giáo viên với đồng lương thấp, chênh lệch mức sống nhiều, không thể yên bình trong cái nghèo. Ở những khu vực này, giáo viên nếu bỏ việc cũng dễ dàng kiếm được việc khác vì lợi thế được đào tạo, có trình độ văn hóa.

Bộ GD-ĐT xác định giải pháp đầu tiên khắc phục tình trạng trên phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là khối mầm non, tiểu học. Tôi cũng mong các địa phương hỗ trợ nhiều hơn đến nhóm giáo viên hiện nay chưa được quan tâm, đó là những cô giáo dạy mầm non tư thục theo mô hình nhóm trẻ.

“Tôi mong rằng, Đảng, Nhà nước ưu tiên xem xét việc tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, để những người thầy không còn phải tính toán chi ly, co kéo đồng lương eo hẹp cho hàng chục khoản chi mỗi tháng; toàn tâm toàn ý, yên tâm giảng dạy kiến thức cho học sinh.

Cùng với đó, việc lương và phụ cấp giáo viên tăng thêm cũng là động lực thu hút học sinh giỏi thi vào sư phạm, nâng cao chất lượng đội ngũ. Đặc biệt, khi khối công lập tăng lương, sẽ là đòn bẩy, kích thích khối tư thục quan tâm hơn đến đời sống của thầy cô giáo và đầu tư cho con người.

Trong khi chờ cấp có thẩm quyền xem xét, với thẩm quyền và trách nhiệm của mình, Bộ sẽ tiếp tục cải thiện môi trường làm việc, tăng cường quản trị trường học, điều lệ nhà trường và nâng cao văn hóa học đường, để giáo viên có môi trường làm việc thuận lợi, phát huy được trách nhiệm người thầy.

Bộ GD-ĐT sẽ rà soát các chế độ chính sách khác như quản trị làm việc, hoạt động chuyên môn, phát triển bản thân, giảm những công việc hành chính ngoài chuyên môn cho giáo viên”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết./.

Nguyễn Trang/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Ngã rẽ số phận T16
Thời sự tối 16/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 16/06/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục SMVH: Đặc sắc nghề thêu truyền thống của người Dao quần Chẹt
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự : Tỉnh Hòa Bình tăng cường các biện pháp giải ngân vốn đầu tư công
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Kim Bôi
07:45Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T12
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:05Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Lan tỏa phong trào Hiến máu cứu người
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T40 (P2)
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T768
11:15Chương trình: Khát vọng sống 353
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2 – T26
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T767
14:05Thế giới quanh ta
14:35 Tạp chí Văn hóa
14:50CM PL& ĐS: Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người uy tín
15:00Phim truyện: Má tôi làm đại gia T23
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Khám phá thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T40 (P2)
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí TTKT
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 16.6
20:15CM KTTT: Hiệu quả hoạt động Qũy hỗ trợ HTX
20:25Gamshow Đập hộp kén rể T21
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T9
22:10Tọa đàm: Cần lan tỏa những tấm gương điển hình học tập theo Bác
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Cảnh báo tai nạn do sét đánh trong mùa mưa bão
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T16
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 16/06/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16: 10CM số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Sự kiện và bình luận
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn Hồng Lâu Mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Sự kiện bình luận
21:40Chương trình tiếng Thái
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa vừa
27°C
1.54m/s 93%
17/06
Weather Hoa binh
37°C
27°C
18/06
Weather Hoa binh
37°C
27°C
19/06
Weather Hoa binh
38°C
27°C