“Vấn đề lớn nhất hiện nay là cán bộ né tránh, đùn đẩy không làm”

13:18 09/05

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ rõ khi báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp 23, sáng 9/5.

Đánh giá phải thực chất để có giải pháp phù hợp

Sáng nay (9/5), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao nỗ lực và những kết quả đạt được, song “báo cáo này tôi có cảm giác rất nhiều màu hồng".

Ông đề nghị đánh giá đúng thực chất biểu đồ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thực ra không phải đến quý I/2023 tăng trưởng mới giảm đột ngột, rơi từ 8,2% xuống 3,32% mà từ cuối quý III, đầu quý IV/2022 đã có xu hướng giảm và đã được nhận định. Đánh giá đúng biểu đồ này thì không cảm thấy đột ngột.

 
 van de lon nhat hien nay la can bo ne tranh, dun day khong lam hinh anh 1
Phó Chủ tịch quốc hội Trần Quang Phương

Về tình hình đầu năm 2023, Chính phủ nêu là dù có nhiều khó khăn, nhưng những biện pháp tháo gỡ ban hành từ đầu năm đã tạo chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực như thị trường trái phiếu DN, bất động sản, đầu tư công, khơi thông điểm nghẽn dòng tiền cho nền kinh tế… “Thực tế khi chúng tôi làm việc với chuyên gia và nhà khoa học, họ nói dòng tiền vẫn còn nghẽn đâu đó. Cần xem lại sở hữu chéo, sân sau của ngân hàng là các doanh nghiệp thân thuộc” – ông Trần Quang Phương thông tin.

Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn báo cáo Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đánh giá tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên nhưng báo cáo của Chính phủ nói việc làm và thu nhập được cải thiện. Điều này cũng phải xem lại cho thực chất.

Cũng theo ông Trần Quang Phương, báo cáo nêu một số khó khăn, hạn chế nhưng không rõ tồn tại, yếu kém của nội tại nền kinh tế. “Kinh tế của chúng ta mở nhưng nếu bên trong tốt thì giảm thiểu được tác động bên ngoài. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri thì doanh nghiệp nói rất thẳng thắn rằng người ta đã dùng những đồng cuối cùng của dự trữ để trang trải cho 2 năm vừa rồi, bây giờ thì không còn gì nữa” – ông Trần Quang Phương nói.

Bà Nguyễn Thị Thanh – Trưởng Ban Công tác đại biểu thì cho biết, 3 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, bấp bênh, bất định, khó lường, thách thức nhiều hơn thuận lợi nên kinh tế nước ta tăng trưởng thấp với 3,32%. Các chuyên gia nhận định quý 2 còn nhiều khó khăn, đặt ra thách thức rất lớn với Chính phủ trong điều hành và tính khả thi của mục tiêu đạt tăng trưởng 6,5% là vô cùng khó khăn.

 van de lon nhat hien nay la can bo ne tranh, dun day khong lam hinh anh 2
Chủ tịch Quốc hôi Vương Đình Huệ

Cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hôi Vương Đình Huệ đề nghị các báo cáo trình Quốc hội cần ngắn gọn, sát thực, khách quan, có trọng tâm, trọng điểm và định lượng vì “tự thân con số nói lên tất cả”.

Ông Vương Đình Huệ cho rằng một điểm sáng trong Quý IV/2022 là nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh chúng ta đối diện nhiều cú sốc, Bộ Chính trị có kết luận, từ đó giữ được vĩ mô, ổn định tỉ giá và lạm phát. “Cái đó là lớn lắm chứ không phải nhỏ, báo cáo cần nhấn mạnh” – ông lưu ý.

Đồng tình với nhiều đánh giá về hạn chế, tồn tại, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan là gì để có giải pháp phù hợp, bám sát kết luận của Trung ương, Quốc hội.

Né tránh, đùn đẩy có phải nguyên nhân chính?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt công vụ. “Né tránh, đùn đẩy có phải nguyên nhân chính, chủ yếu bây giờ không thì phải nói thẳng ra để tập trung giải quyết?”.

Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Thủ tướng có Công điện số 280/CĐ-TTg về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương; Chỉ thị số 08/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, bà cho rằng báo cáo trình Quốc hội nên có địa chỉ nơi làm tốt và nơi không tốt, thẳng thắn và thực chất; xử lý một số trường hợp để giải quyết câu chuyện cầm chừng, sợ trách nhiệm hiện nay đang phổ biến ở các địa phương, bộ ngành.

 van de lon nhat hien nay la can bo ne tranh, dun day khong lam hinh anh 3
Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh

“Địa phương thấy khó làm thì có văn bản hỏi bộ ngành, bộ ngành lại trích theo luật và đề nghị làm theo luật, cứ qua lại như vậy. Địa phương bí cũng không suy nghĩ cách làm lại cứ hỏi Trung ương. Cần rõ ràng về tình trạng cầm chừng, đùn đẩy, đá qua đá lại” – bà Nguyễn Thị Thanh nêu quan điểm.

Báo cáo thêm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, khó khăn chủ yếu từ bên ngoài, nhưng bên trong khó nhất là tâm lý thị trường, niềm tin xã hội, né tránh trách nhiệm của cán bộ thực thi các cấp.

Ông dẫn số liệu cho thấy TP.HCM riêng năm 2022 có 584 văn bản hỏi Bộ KH-ĐT và bộ trả lời 604 văn bản. Vấn đề nằm ở chỗ nội dung hỏi đều thuộc thẩm quyền của TP.

“Đó là hiện tượng né tránh, đùn đẩy, đá lên trên rồi ngồi chờ, tức là không làm. Vấn đề lớn nhất hiện nay là cán bộ các cấp sợ, né tránh, đùn đẩy không làm” – ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Phân tích về khó khăn của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nhấn mạnh dòng tiền. Nhiều DN lớn nói đã bán gần hết tài sản, cái gì bán được đã bán với chỉ 50% giá thực.

Bên cạnh đó là thủ tục đầu tư. Ông cho biết, hiện nay không làm hoặc phải mất 1 đến 2 năm mới giải quyết được 1 vấn đề, như thế DN không thể làm được. Kinh tế vốn đã khó khăn mà tinh thần giải quyết công việc không tốt nên rất khó.

 van de lon nhat hien nay la can bo ne tranh, dun day khong lam hinh anh 4
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng

Vị bộ trưởng này cũng thẳn thắn chỉ rõ môi trường đầu tư kém. Thể chế cải tiến rất nhiều để giảm các điều kiện, thủ tục nhưng thông qua văn bản bộ ngành, địa phương phát sinh hàng nghìn thủ tục mới. Bộ đang giao Viện quản lý kinh tế trung ương rà soát lại xem các văn bản nào của bộ ngành có nội dung trái, đi ngược quy định, làm hạn chế chế quyền của DN, bởi đây là vấn đề làm cản trở, ách tắc hoạt động của nền kinh tế.

“Chính phủ rất nỗ lực, với nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện, họp, chỉ đạo, ban hành thể chế và bước đầu có chuyển biến tích cực, dấu hiệu tháng 4 tốt. Tuy nhiên để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% thì các quý còn lại phải đạt rất cao, quanh 8% là rất khó. Chính phủ đang giữ mục tiêu này để phấn đấu” – ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Ngọc Thành/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
CM Du lịch: Mai Châu xây dựng các sản phẩm du lịch dặc trưng
Thời sự trưa 4/10/2023

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 04/10/2023

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhìn ra tỉnh bạn
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Phong trào thi đua yêu nước tại huyện Lương Sơn
06:30Thời sự sáng 4.10 + Dự báo thời tiết 3.10
07:00Phóng sự: Người đi tìm hạnh phúc từ quá khứ
07:10Chuyên mục Nông dân: Phát huy vai trò của Hội ND trong xây dựng NTM
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Cao Phong
07:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
08:00Phim truyện: Bố là tất cả T3
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:15Phóng sự: Nâng cao nhận thức cho người dân về PC thiên tai – lũ ống, lũ quét
09:25Chuyên mục NTM: Lạc Sơn thực hiện tiêu chí chợ trong xây dựng NTM
09:35Khám phá thế giới
10:00Phim truyện: Căn phòng số 6 T17
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T512
11:15Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
11:30Chuyên mục Khuyến nông: Phát triển chuỗi tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:45Thời sự trưa 4.10
12:00Phim truyện: Mình cưới nhau đi T4
12:45Giai điệu trẻ
13:15Vòng quanh thế giới
13:40Chuyên mục CCHC: Cần nâng cao đến chất lượng CCHC cấp xã, phường
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T511
14:05Bạn của nhà nông
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50 Chuyên mục An ninh Hòa Bình
15:00Phim truyện: Chiếc Rương ma ám T22
15:45Thời sự trưa 4.10
16:00Bản tin thế thao 4.10
16:05Chương trình VHNT
16:35Tọa đàm: Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa
16:55CM Du lịch: Mai Châu xây dựng các sản phẩm du lịch dặc trưng
17:10Tạp chí Thông tin Kinh tế
17:20Chuyên mục món ngon: Món lẩu ốc
17:30Phim truyện: Đôi mắt của âm dương T4
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 4.10 + Dự báo thời tiết 4.10
20:15Tạp chí LĐCĐ: Phong trào giỏi việc nước đảm việc nhà trong nữ CNVCLĐ
20:25Phim truyện: Ngọn lửa đố kỵ T 17
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Thư sinh bóng đêm T23
22:10Phóng sự: Kỹ thuật PCCC đối với nhà riêng lẻ và nhà ở kết hợp KD -SX
22:10Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T35 – P1
22:30Thời sự Hòa Bình tối 4.10
22:55Bản tin thể thao 4.10
23:00Phim truyện: Muôn kiểu làm dâu T3

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 04/10/2023

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Thiếu nhi
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Xây dựng Đảng
10: 20Văn hóa Hòa Bình
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Chương trình Thiếu nhi
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM VH bốn phương
16:30CM NTM đô thị văn minh
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM NTM đô thị VM
21: 40CM Đại đoàn kết toàn dân
21: 50CM VH bốn phương
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
33°C
1.95m/s 61%
05/10
Weather Hoa binh
32°C
25°C
06/10
Weather Hoa binh
32°C
25°C
07/10
Weather Hoa binh
28°C
22°C