Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng tại phiên họp 17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành tổng kết kỳ họp thứ 4, cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2 và kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV.
Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong ngày 28/11. Một trong những nội dung quan trọng là tiến hành tổng kết kỳ họp thứ tư, cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ hai và kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về các điều kiện cải tạo, xây dựng và bảo trì các tòa nhà có liên quan đến các cơ quan ngoại giao và lãnh sự hai bên (thỏa thuận Coca).
Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Về công tác nhân sự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 còn lại của ba chương trình mục tiêu quốc gia và bổ sung vốn nước ngoài cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương; việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét, quyết định việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.
Đầu năm nay, Quốc hội khóa XV dành 4,5 ngày để họp kỳ bất thường lần thứ nhất và quyết sách nhiều nội dung hết sức quan trọng không chỉ cho năm 2022 mà cả giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.
Điểm nhấn chính là Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023, tập trung cho các lĩnh vực: y tế, phòng, chống dịch COVID-19; an sinh xã hội, lao động và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; chuyển đổi số; phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiên tai.
Quốc hội xem xét, quyết định cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù về lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp, ủy quyền…đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án hạ tầng quan trọng, có quy mô lớn khác trong lĩnh vực giao thông và y tế thuộc phạm vi chương trình và yêu cầu của Chính phủ, các cấp, các ngành./.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận