Thủ tướng Phạm Minh Chính: Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng phải ở tầm chiến lược

14:43 13/03

Sáng 13-3, kết luận Phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban yêu cầu Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, vượt qua giới hạn của chính mình; liên thông với Báo cáo chính trị và các văn kiện khác; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong các cuộc làm việc với các tiểu ban.

Thời gian qua, Tiểu Ban đã dành thời gian, công sức hoàn thiện các bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội và trình các cấp xin ý kiến và trình xin ý kiến Trung ương tại Hội nghị Trung ương 10. Tuy nhiên trước diễn biến mới tình hình thế giới, yêu cầu phát triển trong nước, thời gian qua, Tổng Bí thư có các chỉ đạo, định hướng; Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về nhiều vấn đề quan trọng. Do đó, Tiểu Ban tiếp tục cập nhật các nội dung hoàn thiện thêm một bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội để trình Bộ Chính trị, và sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, hoàn thiện trình Ban Chấp hành Trung ương trình Hội nghị Trung ương vào đầu tháng Tư tới.

Tại phiên họp, Tiểu Ban tập trung thảo luận về các nội dung chủ yếu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội từ sau Hội nghị Trung ương 10; đánh giá kỹ, thảo luận sâu, cùng thống nhất nội dung, định hướng để tiếp tục quá trình hoàn thiện dự thảo Báo cáo để trình cấp có thẩm quyền.

Trên nguyên tắc Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải bảo đảm tính khả thi để thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, hướng tới mục tiêu 100 năm thành lập nước; có tính hành động cao để triển khai được ngay sau khi Đại hội XIV của Đảng thông qua; văn kiện phải có tầm chiến lược, súc tích, ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm, không quá dài…, Tiểu Ban tập trung thảo luận các nội dung chủ yếu cần cập nhật hoàn thiện như: Việc tổ chức thực hiện Chiến lược; đánh giá thực trạng phát triển giai đoạn 2021-2025; dự báo bối cảnh, tình hình; quan điểm, mục tiêu phát triển; phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng phải ở tầm chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.

Các thành viên Tiểu Ban đề xuất bổ sung vào Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội các đánh giá tình hình tình hình thế giới, với những vấn đề mới, càng ngày càng khó dự báo; cập nhật các chỉ đạo, định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm tại các cuộc làm việc với các tiểu ban Đại hội XIV; cập nhật các nội dung được Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay; cập nhật kết quả phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng, trong đó có mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo; cùng với phát triển dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cần nêu bật vai trò của kinh tế tư nhân…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban đánh giá cao các thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội tâm huyết, có nhiều ý kiến góp ý sâu sắc, sát thực tiễn, tầm chiến lược vào Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội; yêu cầu Tổ Biên tập tổng hợp, tiếp thu, cập nhật, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội, đảm bảo ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, dự thảo Báo cáo phải đánh giá đúng tình hình; bám sát, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; với tinh thần cách mạng, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ hơn; tính khả thi, thực tiễn, hành động và hiệu quả cao hơn; phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, vượt qua giới hạn của chính mình; liên thông với Báo cáo chính trị và các văn kiện khác; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong các cuộc làm việc với các tiểu ban.

Thủ tướng chỉ đạo, Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải bảo đảm bám sát thực tiễn, phán ánh đúng thực trạng, tình hình hiện nay; không tô hồng, không bôi đen, nêu bật được những kết quả lớn, có ý nghĩa lịch sử giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở số liệu thống kê; đồng thời chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt; bảo đảm tính khả thi để thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, hướng tới mục tiêu 100 năm thành lập Nước; bảo đảm tính hành động, chiến đấu cao; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải có trọng tâm, trọng điểm; báo cáo bảo đảm tính súc tích, ngắn gọn, ở tầm chiến lược của văn kiện đại hội, thể hiện tinh thần “5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, kết quả”. 

Báo cáo phải nêu được việc thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm: Đột phá về hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, cắt giảm thủ tục hành chính; đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng điện; đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu cơ bản, gắn kết các ngành khoa học, các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, người tài, doanh nhân, nhà khoa học, người của công chúng. 

Đồng thời cập nhật các vấn đề mới, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số làm nền tảng cho phát triển; ứng dụng quản trị thông minh, xã hội số, công dân số; môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về thành lập cổng đầu tư quốc gia; xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, nhất là hợp tác công-tư, nguồn lực trong người dân, doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình lãnh đạo công quản trị tư, đầu tư công quản lý tư, đầu tư sử dụng công. 

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, nội dung chủ yếu trong Báo cáo phải nêu được bối cảnh, tình hình, nhất là những vấn đề nổi lên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước như đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới suy giảm, phục hồi chậm; những nỗ lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ có tính chất “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái”, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; những kết quả nổi bật, bằng số liệu cụ thể, thuyết phục, với các đóng góp chủ đạo, động lực của nền kinh tế, trong đó có vai trò của kinh tế tư nhân.

Dự thảo báo cáo cũng phải nêu khách quan những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm như: Điểm nghẽn của thể chế, thủ tục hành chính rườm rà, cản trở sự phát triển; một số bộ, ngành, địa phương, một bộ phận cán bộ còn tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh; chưa thực hiện đúng theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; phản ứng chính sách có lúc chưa kịp thời, hiệu quả; phân cấp, phân quyền chưa triệt để…

Trong phần bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhấn mạnh việc triển khai chủ động, quyết liệt, hiệu quả, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề mới, vấn đề khó; phân định rõ ràng, nhưng phối hợp phải chặt chẽ; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao năng lực thực thi; tổ chức thực hiện theo tinh thần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán.

Về phần nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nêu bật việc tập trung cải cách thể chế là “đột phá của đột phá”; tổ chức thực hiện tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh bệnh hình thức; phải đẩy mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thành lập doanh nghiệp mới, tạo các vườn ươm; phát triển nguồn nhân chất lượng cao cho các động lực tăng trưởng, nhất là các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí…

Thủ tướng Chính phủ nhất trí bổ sung quan điểm kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; có cơ chế giao, đặt hàng cho doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng của quốc gia; mở rộng quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương trong huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở sử dụng hiệu quả và khả năng trả nợ; phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030; nêu giải pháp xử lý cơ bản ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp…

Lưu ý, Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội cần phải được thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cho đến khi được Đại hội XIV thông qua, Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian đến khi diễn ra Hội nghị Trung ương còn rất ngắn, yêu cầu các thành viên Tiểu Ban phát huy hơn nữa tinh thần tích cực, chủ động; khẩn trương triển khai công việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội và các tài liệu liên quan đạt chất lượng tốt nhất.

Tin, ảnh: TTXVN

Theo https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/thu-tuong-pham-minh-chinh-bao-cao-...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
Video Player
Thời sự tối 30/6/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 27/07/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Bolero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20PS: Tác hại của ma túy đối với sức khỏe của con người
06:30Thời sự sáng
06:55CM Nội chính: Vai trò đội ngũ cán bộ viên chức trong chuyển đổi số
07:10PS: Đầu tư phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T16 ( năm 1956)
08:00Phim truyện: Chân tướng T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50PS: Đà Bắc với Chương trình phát triển KTXH vùng ĐBDTTS
09:05Ký sự: Tinh hoa xứ Quảng – Câu chuyện Làng Hương
09:25Bạn của nhà nông
09:50Phim Tài lệu: Hòa Bình sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T74
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00PS: Các địa phương tập trung cho công tác Phòng chống thiên tai
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30PS: Cần quan tâm đến hoạt động hè cho trẻ em vùng đồng bào DTTS
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T21
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40CM PL& ĐS: Tăng cường giáo dục pháp luật cho Thanh niên trong dịp hè
13:50CM Diễn đàn cử tri: Tình trạng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt xuống cấp
14:05Thế giới động vật
14:35Chương trình tiếng Thái
14:50CM NTM: Phát huy Vai trò của Phụ nữ trong XD NTM
15:00Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T26
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Ký sự: Tinh hoa xứ Quảng – Câu chuyện Làng Hương
17:00Có thể bạn chưa biết
17:20PS: Hiệu quả Nguồn vốn Chương trình PTKT vùng ĐB DTTS tại huyện Lạc Thủy
17:30Phim truyện : Mỹ vị nhân gian T62
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T17 ( năm 1957)
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15CM An ninh Hòa Bình:
20:25Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T17
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Can đảm để yêu T18
22:10Phóng sự: Đảm bảo an toàn thông tin trong cơ quan Nhà nước
22:20PS: Lương Sơn tập trung phát triển KTXH vùng ĐB DTTS
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Chân tướng T21
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 27/07/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
27°C
1.47m/s 82%
28/07
Weather Hoa binh
34°C
24°C
29/07
Weather Hoa binh
36°C
25°C
30/07
Weather Hoa binh
31°C
26°C