Thủ tướng: Làm tốt Chính phủ điện tử góp phần ngăn ngừa virus Covid-19
Khi nhiều cơ quan, đơn vị ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp cũng giúp ngăn lây lan Covid -19.
Sáng nay (12/2), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa Ủy ban và Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử, Chính phủ quyền điện tử bộ, ngành và địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
Theo Thủ tướng, khi nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp thì cũng là biện pháp giúp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các bộ, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ được nêu ra trong Nghị quyết 17 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Hội nghị này là để tổng kết kết quả đạt được năm 2019, nhân rộng những mô hình hiệu quả về Chính phủ điện tử. Cùng với đó là đánh giá những khó khăn, vướng mắc, cả trong chỉ đạo điều hành, kinh phí, việc huy động toàn dân tham gia Chính phủ điện tử; đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp mới để năm 2020 thực hiện Chính phủ điện tử tốt hơn.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử đã có chuyển biến cơ bản trong việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng internet tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019, rất gần so với mục tiêu 2020 là 90%.
Năm 2019 cũng đánh dấu việc Khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet); Khai trương Cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo hiểm xã hội, kết nối với Hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để liên thông thủ tục cấp giấy đăng ký khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Khi triển khai toàn quốc, số lượng hồ sơ xử lý liên thông đạt khoảng 8.000 hồ sơ/1 ngày. Năm qua cũng đánh dấu sự ra đời của Cổng Dịch vụ công quốc gia
Tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tăng từ 3% năm 2018 lên 27% năm 2019.
Cùng với phát triển Hệ tri thức Việt số hóa để kết nối, chia sẻ tri thức cho các tầng lớp xã hội trong thời đại số, đến nay, dữ liệu mở có hơn 100.000 dataset; ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong lĩnh vực giáo dục có hơn 10.000 câu. Năm 2019, Hệ tri thức Việt số hóa có bước phát triển mạnh mẽ với sự kiện khai trương bản đồ Vmap có hơn 24 triệu địa chỉ, tạo nền bản đồ cho các ứng dụng kinh tế - xã hội, góp phần phát triển thương mại điện tử./.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận