Thủ tướng: Kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành điện, than, dầu, khí

08:53 04/04

Thủ tướng nhấn mạnh, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, "xin-cho", "giấy phép con" trong ngành điện, than, dầu, khí, hướng tới mục tiêu phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Ngày 3/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp về tình hình cung ứng điện và vấn đề cấp than, khí cho sản xuất điện.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và các cơ quan liên quan. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp về tình hình
cung ứng điện và vấn đề cấp than, khí cho sản xuất điện.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, điện năng là 1 trong 5 cân đối lớn phải bảo đảm để phục hồi nhanh và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Thời gian qua, cùng với nhu cầu tăng theo tăng trưởng kinh tế-xã hội; sau khi chuyển hướng thích ứng an toàn với dịch COVID-19, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu năng lượng, cụ thể là nhu cầu điện ở nước ta đang tăng lên. Bên cạnh đó, tình hình cung ứng, giá cả năng lượng trên thế giới có những biến động.

Do đó, ngày 24/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1813/CĐ-TTg về việc dự báo nhu cầu điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm cung ứng điện năm 2022 và các năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn nhìn nhận, sau 3 tháng thực hiện Công điện 1813/CĐ-TTg, những vấn đề mà Thủ tướng yêu cầu vẫn chưa được các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quyết liệt để có hiệu quả cao.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trách nhiệm đối với đất nước, đối với nhân dân, vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.

“Các ý kiến trên tinh thần nói thẳng, nói thật, nói hết, khách quan, trung thực, xây dựng, cầu thị, không né tránh, không đổ lỗi, xác định rõ trách nhiệm... Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện, mang lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về điện cho phục hồi kinh tế - xã hội nhanh, phát triển bền vững” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp

Tại cuộc họp, các Phó Thủ tướng, đại diện các bộ, ngành, đơn vị đã thảo luận đưa ra các dự báo; đề xuất các giải pháp để xử lý, khắc phục khó khăn, thử thách; đề xuất công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong gian tới.

Theo báo cáo, trong Quí I, EVN đã đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước với nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn kế hoạch, trong đó: Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống quý I/2022 đạt 62,85 tỷ kWh, tăng 7,5% so với cùng kỳ 2021 và cao hơn 1,8 tỷ kWh so kế hoạch. Nhu cầu công suất phụ tải cực đại toàn quốc (Pmax) đạt 40.144MW, tăng 5,94% so với cùng kỳ năm 2021.

Về vận hành hệ thống điện và huy động các nguồn điện, do các nguồn nhiệt điện than huy động thấp hơn kế hoạch 1,36 tỷ kWh, đồng thời do nhu cầu điện tăng cao hơn kế hoạch, nên các nguồn thủy điện và điện khí được huy động cao hơn kế hoạch lần lượt là 2,17 và 1,01 tỷ kWh. Đối với các nguồn điện còn lại được huy động căn cứ theo kế hoạch năm đã được phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Tính toán cân đối cung cầu điện năm 2022 theo phương án phụ tải cơ sở, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2022 dự kiến là 277,29 tỷ kWh, tăng trưởng 8,73% so với năm 2021. Phương án phụ tải cao tăng trưởng ~12%.  Qua tính toán cân đối cho thấy: Trong trường hợp đảm bảo cung cấp đủ than cho phát điện, cơ bản đảm bảo cung ứng điện toàn quốc, kể cả trường hợp nhu cầu phụ tải tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, đối với khu vực miền Bắc tiềm ẩn rủi ro thiếu công suất đỉnh trong các ngày nắng nóng tại miền Bắc với công suất thiếu hụt khoảng 1.300MW đối với phương án cơ sở và có thể lên đến 2.500MW đối với phương án phụ tải cao.

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong năm 2021 và quý I/2022, chúng ta đã bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối về điện, năng lượng. Đây là cố gắng lớn của các chủ thể liên quan. Chúng ta có đủ tiềm lực, điều kiện, nền tảng, giải pháp để bảo đảm cân đối lớn về điện, năng lượng, vấn đề là công tác điều hành, phối hợp, điều chỉnh linh hoạt, hiệu quả, phù hợp trong từng giai đoạn. Về tổng thể, chúng ta không thiếu điện nhưng có thể thiếu điện cục bộ ở một số thời điểm. Nếu khắc phục được các hạn chế, bất cập, tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, chủ động hơn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các chủ thể thì chúng ta không thể thiếu điện, kể cả thiếu điện cục bộ. Điều này đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa của các cơ quan, doanh nghiệp và Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.

Thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, phân phối điện, việc cung ứng than, khí cho sản xuất điện, bảo đảm cân đối lớn về năng lượng chịu những tác động khách quan do tình hình dịch bệnh; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên thế giới, giá cước vận tải tăng cao; nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế đòi hỏi tăng sản lượng điện; tác động từ xung đột tại Ukraine... Tuy nhiên, về nguyên nhân chủ quan, công tác tổ chức thực hiện, điều hành, phối hợp giữa các chủ thể có liên quan (các bộ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp) còn chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả. Việc dự báo, xây dựng các kế hoạch về sản lượng, tiến độ, nhu cầu… năng lượng còn chưa sát tình hình và chưa kịp thời điều chỉnh khi tình hình thay đổi, nhất là sản lượng, giá điện, than, khí. Cùng với đó, quan hệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá điện đầu ra còn có những vướng mắc về quy định, chưa được kịp thời điều chỉnh thực sự phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Về tình hình sắp tới, Thủ tướng nêu rõ để thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6 đến 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội, trong bối cảnh Việt Nam chịu tác động từ tình hình phức tạp bên ngoài, việc bảo đảm cân đối lớn về năng lượng là hết sức quan trọng. Các cơ quan, chủ thể liên quan phải bám sát, dự báo tốt tình hình, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sứ mệnh được giao. Mục tiêu là phải bảo đảm cân đối lớn về điện và năng lượng một cách bền vững, không để khủng hoảng về năng lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, đồng thời bảo đảm giá hợp lý, kiểm soát giá phù hợp, không gây tác động tiêu cực chỉ số lạm phát và các cân đối lớn về xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách...

Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm phải thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ, tự lực tự cường của ngành điện, giảm phụ thuộc bên ngoài, giảm nhập khẩu. Muốn vậy, phải vừa có giải pháp trước mắt, tình thế, vừa có giải pháp căn cơ, lâu dài. Trong ngắn hạn, tập trung khai thác hết công suất có thể về dầu, khí, than; tiếp tục điều chỉnh nguồn điện phù hợp những nơi có thể thiếu. Việc nhập khẩu phải hợp lý, không để tác động xấu cân đối lớn về xuất nhập khẩu, hạn chế tối đa nhập siêu, tăng xuất siêu.

Để hướng tới phát triển bền vững, phải tăng cường phát triển năng lượng tái tạo phù hợp tình hình, điều kiện và chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về thích ứng biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh tiết kiệm điện hơn nữa. Khuyến khích sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng. Một giải pháp khác là giải quyết tốt mối quan hệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá điện đầu ra theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước; bám sát tình hình để điều tiết giá cả phù hợp, trên cơ sở kiểm soát lạm phát, tính toán kỹ tác động tới kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, hoạt động của các doanh nghiệp, thu ngân sách…

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện hợp đồng đã ký, trên cơ sở kế hoạch dài hơi, ổn định, hạn chế tối đa các cú sốc trong sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng yêu cầu phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp, các Bộ: Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng phải bám sát tình hình, khi xuất hiện các vấn đề vướng mắc, biến động, tác động xấu thuộc phạm vi quản lý nhà nước thì phải có biện pháp, công cụ, đề xuất các giải pháp can thiệp, xử lý phù hợp. Tiếp tục rà soát, đề xuất, hoàn thiện các cơ chế, chính sách với sản xuất, kinh doanh, cung ứng điện, than, khí, các nguồn năng lượng tái tạo, bảo đảm an ninh năng lượng.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ động thúc đẩy phong trào tiết kiệm điện mạnh mẽ, hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, khai thác tối đa công suất các nguồn điện hiện có. Các cơ quan, cá nhân liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tăng cường phối hợp, kiểm tra, đôn đốc trên tinh thần tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân, vì sự phát triển chung, tránh lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, "xin-cho", "giấy phép con" trong ngành điện, than, dầu, khí, hướng tới mục tiêu phục hồi nhanh và phát triển bền vững./.  

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T17 ( năm 1957)
Video Player
Thời sự tối 30/6/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 27/07/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Bolero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20PS: Tác hại của ma túy đối với sức khỏe của con người
06:30Thời sự sáng
06:55CM Nội chính: Vai trò đội ngũ cán bộ viên chức trong chuyển đổi số
07:10PS: Đầu tư phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T16 ( năm 1956)
08:00Phim truyện: Chân tướng T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50PS: Đà Bắc với Chương trình phát triển KTXH vùng ĐBDTTS
09:05Ký sự: Tinh hoa xứ Quảng – Câu chuyện Làng Hương
09:25Bạn của nhà nông
09:50Phim Tài lệu: Hòa Bình sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T74
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00PS: Các địa phương tập trung cho công tác Phòng chống thiên tai
11:15Tạp chí Thông tin kinh tế
11:30PS: Cần quan tâm đến hoạt động hè cho trẻ em vùng đồng bào DTTS
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T21
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40CM PL& ĐS: Tăng cường giáo dục pháp luật cho Thanh niên trong dịp hè
13:50CM Diễn đàn cử tri: Tình trạng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt xuống cấp
14:05Thế giới động vật
14:35Chương trình tiếng Thái
14:50CM NTM: Phát huy Vai trò của Phụ nữ trong XD NTM
15:00Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T26
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Ký sự: Tinh hoa xứ Quảng – Câu chuyện Làng Hương
17:00Có thể bạn chưa biết
17:20PS: Hiệu quả Nguồn vốn Chương trình PTKT vùng ĐB DTTS tại huyện Lạc Thủy
17:30Phim truyện : Mỹ vị nhân gian T62
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T17 ( năm 1957)
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15CM An ninh Hòa Bình:
20:25Phim truyện: Người vợ hoàn hảo T17
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Can đảm để yêu T18
22:10Phóng sự: Đảm bảo an toàn thông tin trong cơ quan Nhà nước
22:20PS: Lương Sơn tập trung phát triển KTXH vùng ĐB DTTS
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Phim truyện: Chân tướng T21
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 27/07/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
29°C
1.12m/s 76%
28/07
Weather Hoa binh
34°C
24°C
29/07
Weather Hoa binh
36°C
24°C
30/07
Weather Hoa binh
37°C
26°C