Thủ tướng: Dịch bệnh làm khó khăn gấp đôi, chúng ta phải cố gắng gấp ba

16:22 12/03

Chúng ta sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện nhưng sự hỗ trợ phải có chọn lọc, không cào bằng, không dàn đều. Dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba. “Chính các bạn, những nhà đầu tư, những doanh nghiệp phải thúc đẩy quá trình ấy bằng trí tuệ, nghị lực của mình. Tôi rất vui mừng là các đồng chí không hề bi quan”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế tư nhân, mà theo Thủ tướng, chủ yếu để lắng nghe ý kiến, hiến kế và động viên, chia sẻ khó khăn, tháo gỡ vướng mắc để làm sao giành thắng lợi kép.

Sẵn sàng bung ra như “lò xo bị nén”

Các tập đoàn đều thể hiện đồng tình, ủng hộ, nỗ lực thực hiện mục tiêu kép mà Thủ tướng đề ra: Vừa chống dịch tốt, vừa phát triển sản xuất kinh doanh. “Chúng tôi thấy niềm tin ở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chắc chắn lãnh đạo vượt qua khó khăn này”, là ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp.

Về mục tiêu đầu tiên, các doanh nghiệp cho biết, rất tin tưởng vào các biện pháp của Chính phủ và đã nhanh chóng có kịch bản ứng phó, để khi dịch xảy ra thì không bị thất thủ. Đơn cử như Hãng hàng không Vietjet đã khởi động Uỷ ban khẩn cấp phòng chống dịch vào ngày 21/1/2020. “Chúng tôi đã góp một phần trách nhiệm của mình để giải quyết phương tiện đi lại tuyệt đối an toàn cho hành khách, kiểm soát dịch bệnh”, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng Giám đốc Vietjet nói.

Một số doanh nghiệp cho biết, hầu như đã chuyển sang làm việc online, hạn chế làm việc trực tiếp; tuyên truyền cho các công nhân lao động, trong đó có chuyên gia nước ngoài, tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch, đặc biệt là cách ly y tế.

Mặc dù bày tỏ trăn trở trước sự ảnh hưởng nặng nề của dịch đối với ngành du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cho rằng, các biện pháp của Chính phủ về giảm bớt luồng khách từ nước ngoài là cần thiết bởi, “chống được dịch, ổn định tâm lý, có môi trường an toàn thì du khách mới an tâm, mới đi du lịch”, như ý kiến của đại diện Vietravel, công ty vừa đưa ra chương trình “Việt Nam an toàn”. Hiện sức nén tâm lý trong dịch rất lớn thì sau dịch, cần có biện pháp truyền thông “giải tỏa tâm lý”, doanh nghiệp góp ý. Cùng quan điểm, một số ý kiến cho rằng, ổn định tâm lý là điều quan trọng, cần chống tâm lý hoang mang, lo lắng bởi cái đáng sợ nhất chính là nỗi sợ hãi.

Tập đoàn thực phẩm Massan cho biết, các nhà máy của tập đoàn đang chạy hết công suất để bảo đảm cung ứng thực phẩm cho người dân. Đại diện doanh nghiệp kiến nghị, đây là thời điểm thúc đẩy thương mại điện tử. Tập đoàn có kế hoạch để làm sao ngày càng nhiều người dân chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi tại nhà mua hàng mà không cần trực tiếp đến siêu thị.

Các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như các giải pháp miễn, giảm, giãn nộp thuế, phí, thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cơ cấu lại các khoản nợ… Vietjet kiến nghị miễn thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường cho nhiên liệu bay, miễn giảm từ 50% tới 70% phí dịch vụ hoạt động hàng không. Chính phủ cần rà soát lại quy định, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để khi dịch chấm dứt, doanh nghiệp “rộng tay, rộng chân hơn để phát triển”, như kiến nghị của đại diện Tập đoàn Vingroup.

                    Đại diện các tập đoàn phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ủng hộ chính sách của Nhà nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC cho rằng, Luật Đầu tư chưa có điều nào xếp các dự án du lịch được ưu đãi đầu tư, mong được Chính phủ quan tâm vấn đề này, nhất là các dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn, có vốn trên 10.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này khẳng định, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để ngay sau khi dịch kết thúc thì phát triển mạnh hơn, bù đắp lại thiệt hại kinh tế do dịch gây ra, như lò xo bị nén lại, nay bật lên.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn THACO Trần Bá Dương cho rằng, các địa phương cũng cần học tinh thần của Thủ tướng, mời các doanh nghiệp đến lắng nghe ý kiến, hiến kế, vừa về biện pháp chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. Sự đồng hành, chia sẻ giữa chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh có dịch bệnh. Ông cho biết, trong khó khăn nhưng vẫn có cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, vì thế, THACO đã chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực này.

Không chỉ kiến nghị sự hỗ trợ, có tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng khẳng định, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với Nhà nước, có thể trích bớt lợi nhuận để giảm lãi suất.

Tại cuộc làm việc, các lãnh đạo các bộ, ngành cho biết cụ thể hơn về các gói hỗ trợ tài chính, tín dụng; khẳng định tinh thần luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp 3

Chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp, Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao sự kiên cường vươn lên của các tập đoàn, doanh nghiệp trong cả nước, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, “gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đã cố gắng duy trì và phát triển”.

Càng khó khăn, càng thử thách lòng người, các doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh Việt Nam. Chúng ta có sức đề kháng tốt, đã tự đề ra một chương trình hành động cụ thể để có thể vươn ra trong bối cảnh khó khăn, thách thức rất lớn.

Bày tỏ trân trọng các ý kiến của doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định, sẽ tiếp thu tối đa để làm sao có chính sách tốt hơn, phù hợp hơn với tinh thần tạo mọi điều kiện, tháo gỡ khó khăn mà doanh nghiệp vấp phải.

Nhắc lại phát biểu lúc khai mạc, trên 700.000 doanh nghiệp Việt Nam chính là những "pháo đài" trong phòng, chống dịch, Thủ tướng nêu rõ: Chống dịch, chống suy thoái xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, bảo đảm kinh tế vĩ mô là những yêu cầu đặt ra chứ không phải tập trung riêng một khía cạnh nào.

“Tôi vừa nói với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng là giảm lãi suất và chúng ta sẽ tiếp tục kích cầu nền kinh tế với những gói phù hợp nhưng luôn luôn nhớ rằng phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đấy là cái tiền đề rất quan trọng chứ không phải phát triển làm phá vỡ hệ thống của chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không để kinh tế suy thoái, mọi người thất nghiệp, khó khăn.

     Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện một số doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nhất trí cho rằng, nhân dịp này, các doanh nghiệp cần tái cơ cấu, sắp xếp phù hợp, đặc biệt là quản trị tốt, ứng dụng công nghệ, tăng cường hợp tác liên kết, chia sẻ rủi ro, thậm chí chia sẻ lợi nhuận.

Chính phủ sẽ cải cách mạnh mẽ hơn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ứng dụng những dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 để giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho sự phát triển.

Chính phủ cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện thể chế và có những kịch bản ứng phó với tình hình mới một cách phù hợp, không để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, doanh nghiệp đình đốn.

Cần chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân, làm sao bảo đảm nhu yếu phẩm cần thiết, chất lượng tốt, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bất cứ hoàn cảnh nào là yêu cầu của Chính phủ đối với doanh nghiệp.

“Chúng ta sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện, giảm chi phí cho doanh nghiệp, kể cả miễn, giảm thuế, phí, lãi suất vay, giãn hoãn nợ, cho chậm nộp, kể cả thuế, phí bảo hiểm, đặc biệt là những lĩnh vực ngành nghề chịu tác động nặng nề do dịch bệnh COVID-19”, Thủ tướng tuyên bố. Sự hỗ trợ phải có chọn lọc, không cào bằng, không dàn đều. Đồng thời chuẩn bị một chương trình toàn diện, kỹ càng phục hồi kinh tế sau khi dịch kết thúc, đặc biệt những ngành nghề thiệt hại nặng cần tập trung hơn, bao gồm cả chương trình kích cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba. Đó là phương châm thúc đẩy phát triển của chúng ta. Chính các bạn, những nhà đầu tư, những doanh nghiệp phải thúc đẩy quá trình ấy bằng trí tuệ, nghị lực của mình. Tôi rất vui mừng là các đồng chí không hề bi quan”.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp có các kịch bản để bảo đảm hoạt động doanh nghiệp liên tục, không bị gián đoạn vì bất cứ tình huống nào.

Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 xem lại công tác phòng dịch bảo đảm chặt chẽ nhưng linh hoạt, không cứng nhắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam, kể cả thủ tục về thị thực nhập cảnh và những biện pháp cách ly phù hợp.

Niềm tin thị trường, niềm tin xã hội, niềm tin vào Chính phủ rất quan trọng. Chính phủ sẽ có những biện pháp lắng nghe để điều hành chính sách sát hơn, tốt hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu tất cả các địa phương trong cả nước phải có những biện pháp “như chúng ta đang làm hiện nay để tháo gỡ trực tiếp chứ không phải chỉ có Chính phủ”.

Đức Tuân ( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T14
Thời sự tối 8/5/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 09/05/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Nhịp cầu âm nhạc
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Người dân ứng phó với nắng hạn cục bộ trong sản xuất nông nghiệp
06:30Thời sự sáng 11.4
07:00Tạp chí LĐCĐ: Các cấp công đoàn với hoạt động tháng công nhân
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Tân Lạc
08:00Phim truyện : Sông phố Nhà Ghe T10
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Nhìn ra thế giới
09:30Thế giới quanh ta
10:00Phim truyện: An gia Thiên hạ T13
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T730
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Giá mía tím giảm – người dân lo lắng đầu ra
11:45Thời sự trưa 9.5
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám P2.Tập 2
12:45Nhìn ra tỉnh bạn
13:15Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T729
14:05Sắc mầu văn hóa
14:35 Chương trình tiếng Mường
14:50Chuyên mục Xây dựng Đảng: Nhân rộng các điển hình tiên tiến làm theo lời Bác
15:00Phim truyện: Bong bóng hôn nhân T15
15:45Thời sự trưa 9.5
16:00Bản tin thế thao 9.5
16:05Giai điệu trẻ
16:35Phim tài liệu: 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
16:55Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
17:10Phóng sự: Giáo dục truyền thống về chiến dịch Điện Biên
17:20Chuyên mục NTM: Kim Bôi gặp nhiều khó khăn thực hiện tiêu chí số 13 NTM
17:30Phim truyện : Cửa tử hắc ám T56
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Mai Châu
18:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 9.5
20:15Phóng sự: Công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè
20:25Phim truyện: 40 Ngày yêu T22
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T16
22:10Phóng sự: Vấn đề đảm bảo an toàn VSLĐ tại các cơ sở sản xuất
22:20Thời sự Hòa Bình tối 9.5
22:45Bản tin thể thao 9.5
22:50Chuyên mục An sinh xã hội: Điểm sáng tuyên truyền BHYT tại xã Hợp Thành
23:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T15

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 09/05/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Ca nhạc quốc tế
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Ca nhạc quốc tế
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CM Đất và người HB
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00 Bảo vệ tư tưởng của Đảng
19: 15 Chương trình phát thanh khoa giáo
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Đất và người HB
21: 40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
24°C
0.77m/s 95%
10/05
Weather Hoa binh
31°C
24°C
11/05
Weather Hoa binh
32°C
24°C
12/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C