Phát hiện nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp thực tiễn

14:50 17/09

Sáng 17/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục họp phiên thứ 48, cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 48 cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về kết quả
rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Tập trung rà soát 10 lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn về xây dựng, hoàn thiện thể chế, trọng tâm là hệ thống pháp luật.

Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát số lượng lớn văn bản, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý nhiều quy định để phù hợp với Hiến pháp năm 2013; hệ thống hóa để xác định và công bố chính xác các văn bản QPPL đang còn hiệu lực trên cả nước, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN giai đoạn hiện nay đang đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật. Trong khi đó, do những nguyên nhân khác nhau, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự đầy đủ, đồng bộ; hệ thống pháp luật vẫn còn những hạn chế; một số lĩnh vực pháp luật, nhất là liên quan đến quyền sử dụng đất, điều kiện đầu tư kinh doanh, thị trường vốn, thị trường lao động, xây dựng, nhà ở, quy hoạch còn có vướng mắc, bất cập.

Theo đó, mục đích của việc rà soát này là nhằm phát hiện các quy định pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển; có phương án xử lý kịp thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch và khả thi của hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội.

Phạm vi rà soát là các văn bản QPPL của các cơ quan Trung ương đang còn hiệu lực (tính đến ngày 30/6/2020), trừ Hiến pháp. Trọng tâm là các lĩnh vực pháp luật tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, tổng số văn bản đã được các bộ, cơ quan ngang bộ, các nhóm rà soát của Tổ công tác của Thủ tướng thực hiện là 8.779 văn bản (bao gồm 249 bộ luật, luật; 43 nghị quyết của Quốc hội; 44 pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 1.163 nghị định của Chính phủ; 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6414 văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ).

Bộ trưởng lấy ví dụ về báo cáo của VCCI kiến nghị 25 nội dung được cho là có chồng chéo, mâu thuẫn, chưa rõ ràng trong pháp luật về đầu tư kinh doanh, qua rà soát cho thấy, 16/25 nội dung được nêu là có cơ sở hoặc đúng một phần, 9/25 nội dung chưa chính xác.

Nhiều nội dung trong các kiến nghị này đã được Bộ Tư pháp chủ động rà soát, phát hiện trước đó, thể hiện trong các báo cáo rà soát. Đến nay, 12/16 nội dung đã được xử lý tại Luật Đầu tư năm 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; 4 nội dung khác đang được các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất xử lý trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và một số nghị định của Chính phủ

Qua rà soát cho thấy, nội dung các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn được nêu cụ thể, trong đó tập trung vào 10 lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh: Quy định về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; quy định về phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư; quy định về tài chính; thuế; quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; quy định về đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng và kinh doanh bất động sản; quy định pháp luật về lao động, việc làm và an sinh xã hội; quy định về hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp; quy định về kiểm tra chuyên ngành; quy định về bổ trợ tư pháp và tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; quy định pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; quy định về phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý Nhà nước về kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 Hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp

Báo cáo số 411/BC-CP của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản QPPL cho thấy, hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp với số lượng lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ. Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự báo chưa cao, ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống pháp luật. Một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu “chính xác, phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu” theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất. Một số cơ quan soạn thảo văn bản chưa quan tâm đúng mức đến việc rà soát đầy đủ, kỹ lưỡng quy định trong các văn bản QPPL liên quan khi sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định mới, dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định.

Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời nhu cầu thực tiễn. Việc triển khai thực hiện một số chế định pháp luật còn thiếu đồng bộ, nhất là xử lý vi phạm chưa kịp thời và đủ nghiêm khắc. Cơ chế đảm bảo cho người dân giám sát thi hành pháp luật còn chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Một số trường hợp ban hành văn bản QPPL chưa chú trọng đúng mức đến đánh giá tác động và các điều kiện bảo đảm thi hành,dẫn đến khó đi vào cuộc sống. Việc tổng kết thực tiễn thi hành văn bản QPPL trong một số trường hợp chưa được tiến hành kịp thời, hiệu quả.

Kết quả tổng hợp những phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bất cập của các văn bản QPPL cho thấy, nhiều vướng mắc, bất cập xuất phát từ việc hiểu không đúng, không nắm vững nguyên tắc áp dụng pháp luật dẫn đến lúng túng, thậm chí áp dụng sai pháp luật.

Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng nguồn lực nhìn chung chưa tương xứng với tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp của hoạt động xây dựng pháp luật. Các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật còn chưa đầy đủ, nhất là về tổ chức, bộ máy, biên chế và kinh phí.

Cơ chế phối hợp trong tổ chức thi hành pháp luật còn chưa đồng bộ, hiệu quả. Hoạt động đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật chưa thực sự sát với yêu cầu thực tiễn. Cơ chế đãi ngộ chưa thu hút được nguồn cán bộ có chuyên môn cao.

Nhiều vấn đề kinh tế, xã hội mới, phức tạp nảy sinh, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã dẫn tới những bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Xử lý kịp thời các quy định mâu thuẫn, bất cập, không phù hợp thực tiễn

Từ thực trạng trên, báo cáo của Chính phủ đề xuất các giải pháp là khẩn trương thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản QPPL để xử lý kịp thời các quy định pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn.

Tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL bảo đảm chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần quan tâm, nhận thức đầy đủ về nội dung, yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật. Cần nhận thức rõ văn bản quy phạm pháp luật là bộ phận cốt lõi của thể chế, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết chặt chẽ các công tác này với xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.

Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật, có giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí, đảm bảo tài chính để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng chính sách, pháp luật, triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận pháp luật. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, chú trọng đối thoại với doanh nghiệp về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật…

Lê Sơn( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Tạp chí Văn hóa
Thời sự trưa 1/12/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 01/12/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Phòng chống và điều trị bệnh đau thắt lưng cho người dân vùng khó khăn
06:30Thời sự sáng 1.12
07:00Truyền hình quân khu 3
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
07:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
08:00 Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T61
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:05Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09: 50Phóng sự: Những hoạt động của lực lượng vũ trang hướng về ngày 22/12
10:00 Phim truyện: 30 chưa phải là hết T14
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T936
11:15Chương trình: Khát vọng sống 377
11:35Phóng sự: Vấn đề chuyển đổi số tại các cơ quan công quyền
11:45Thời sự trưa 1.12
12:00Phim truyện: Tư mỹ nhân T43
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T935
14:05Điểm hẹn văn hóa
14:30Tạp chí Văn hóa
14:45Chuyên mục Nội chính: Minh bạch công khai trong bồi thường giải phóng mặt bằng
15:00 Phim truyện: Truy hồi công lý T38
15:45Thời sự trưa 1.12
16:00Bản tin thế thao 1.12
16:05Tình khúc Belero
16:35Khám phá thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Tư mỹ nhân 22
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 1.12
20:00Tiếp sóng Chương trình THTT “ Ánh sao người lính” năm 2024
21:40 Phim truyện: Bộ ba huyền thoại T1
22:10Tọa đàm: Vấn đề quản lý và khai thác các di tích cấp quốc gia
22:30Thời sự Hòa Bình tối 1.12
22:55Bản tin thể thao 1.12
23:00Phóng sự: Các địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công
23:10Phim truyện: Tết này có ba – Phần 1 - T5
23:55GTCT đêm 1.12

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 01/12/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Nông thôn mới đô thị văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Sự kiện và bình luận
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn Hồng Lâu Mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Sự kiện bình luận
21:40Chương trình tiếng Thái
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
25°C
2.02m/s 51%
02/12
Weather Hoa binh
21°C
18°C
03/12
Weather Hoa binh
24°C
19°C
04/12
Weather Hoa binh
23°C
21°C