Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Đề xuất mở rộng đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư

08:46 27/10

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 26-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Nội dung về việc quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp đã được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Báo cáo nêu rõ, đối với quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp tại khoản 4 Điều 80, do vấn đề này còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra hai phương án.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Đề xuất mở rộng đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng giải trình,
làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: TTXVN 

Phương án thứ nhất, tiếp thu ý kiến của Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo hướng: quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê để vừa bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, vừa giới hạn phạm vi thực hiện (không bao gồm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp) để nâng cao tính khả thi.

Phương án thứ hai, chưa quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vì đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong Luật; đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật. Về vấn đề này, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án 1.

Thảo luận phiên họp, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê sẽ góp phần bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Bày tỏ nhất trí với phương án quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách xã hội và tại các khu công nghiệp, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) cho rằng, cần có quy định cụ thể và lộ trình thực hiện vấn đề này.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), việc trao quyền cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội là một quy định với mục đích rất nhân văn, góp phần tháo gỡ thực trạng phát triển nhà ở xã hội chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút được chủ đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay.

Tuy nhiên, tại Khoản 4, Điều 80 dự thảo Luật quy định cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ thể quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà cho thuê. Như vậy, ở quy định này đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư lại thu hẹp hơn so với các đối tượng tại Điều 76 của dự thảo Luật. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề xuất nên mở rộng đối tượng được phép thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư.

"Khi dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, bước vào giai đoạn vận hành cho thuê mà chỉ cho phép công nhân, người lao động thuê thì rất dễ dẫn đến tình trạng nếu như công nhân, người lao động có nhu cầu chưa thuê hết thì nhà ở cho thuê vẫn thừa mà rất nhiều đối tượng khác thuộc Điều 74, Điều 76 có nhu cầu nhưng không thể thuê, do không thuộc đối tượng công nhân và người lao động", đại biểu nhấn mạnh.

Vì vậy, để đảm bảo đúng mục đích, nhiệm vụ, hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhưng vẫn khai thác tối đa hiệu quả việc đầu tư nhà ở xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị chỉ nên quy định các dự án nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư thì ưu tiên cho đối tượng là công nhân và người lao động thuê.

Tranh luận về nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, việc quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp là chưa thỏa đáng. “Công đoàn là người đại diện tiếng nói cho người lao động, khi Công đoàn lại trở thành chủ đầu tư, vậy nếu có vấn đề ai sẽ là người đại diện người lao động lên tiếng? Điều này dẫn đến khi thiếu nhà ở thì Công đoàn phải chịu trách nhiệm và không ai có ý kiến thêm”.

Từ những lý lẽ trên, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị nên quy định cụ thể theo hướng Công đoàn có thể là đơn vị được đầu tư nhà ở cho người lao động nhưng chỉ là những dự án mẫu để làm điển hình, tạo cơ sở để so sánh.

Nêu ý kiến tranh luận tại phiên họp về nội dung này, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng đây là vấn đề mới, trong quá trình thực hiện còn nhiều nội dung cần làm rõ. Chính phủ chưa đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện các quy định sẵn có, do vậy, cần có đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng.

Đại biểu cũng cho rằng, việc giao cơ quan nhà nước, hay một tổ chức chính trị, xã hội làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua chưa phù hợp với yêu cầu tách biệt giữa chức năng của cơ quan nhà nước, chức năng của tổ chức chính trị xã hội và chức năng sản xuất, kinh doanh. Đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần cân nhắc kỹ, chưa đưa nội dung này vào trong luật, mà cần thực hiện theo các quyết định hiện hành, tổng hợp thực tiễn để luật hóa những nội dung đã "chín", đã rõ.

Tại phiên họp, các đại biểu cũng quan tâm thảo luận nhiều nội dung như: Về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân; hình thức sử dụng đất được đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại...

TTXVN

Nguồn: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/ky-hop-thu-6-quoc-hoi-khoa-xv-de-x...

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim tài liệu: Điện Biên phủ
Video Player
Thời sự trưa 24/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 24/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Phim tài liệu: Nguyễn Tất Thành
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Khó khăn trong công tác quản lý các Di tích văn hóa
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Hỗ trợ vốn, đào tạo Kỹ năng giúp phụ nữ phát triển kinh tế bền vững
07:05Phóng sự: Tạo sinh kế cho người nghèo thông qua nguồn tín dụng chính sách
07:15Chương trình Thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T15
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Mảnh ghép cuộc sống
09:20Điểm hẹn văn hóa
09:35Chương trình Có thể bạn chưa biết
09:50Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T40
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục Khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Công tác Phòng chống dịch bệnh mùa Hè
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T19
12:45Phim tài liệu: Điện Biên phủ
13:15 Khám phá thế giới
13:40Phóng sự: Các trường tăng cường tuyên truyền tai nạn thương tích cho học sinh
13:50Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
14:05Phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Hành trình kiến tạo Văn hóa Hòa Bình
14:35Chương trình Tiếng Thái
14:50Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T30
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Thế giới quanh ta
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang Thiếu nhi
17:15Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T28
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Chuyên mục Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Các địa phương tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T16
21:15Chương trình Tiếng Mường
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T25
22:10Phóng sự: Nguy cơ cháy nổ trong mùa nắng nóng
22:20Khát vọng sống số 401
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình Tiếng Thái
23:15Phim truyện: Truy nã đặc biệt T17
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 24/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mưa nhẹ
19°C
1.3m/s 89%
25/05
Weather Hoa binh
25°C
21°C
26/05
Weather Hoa binh
27°C
20°C
27/05
Weather Hoa binh
24°C
22°C