Không thể lấy lý do “đòi lại đất” để tấn công bạo động ở Tây Nguyên

07:44 18/07

Không thể nói là người Kinh chiếm hết đất của người Thượng. Không thể lấy lý do đó để đòi lại đất, giành lại đất rồi tiến hành tấn công, bạo động.

Sự ra đời và tồn tại của tổ chức khủng bố, phản động Fulro là một câu chuyện dài của lịch sử. Qua nhiều biến cố phức tạp, lúc chìm, lúc ẩn, tổ chức khủng bố này vẫn luôn nuôi dưỡng ý đồ chống phá Việt Nam. Sau năm 1975, các đối tượng Fulro đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vũ trang, phá hủy tài sản, bắt cóc, giết hại đồng bào, gây nên những tội ác kinh hoàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Sau một thời gian dài đấu tranh triệt phá, truy quét, chúng ta đã làm tan rã “bóng ma” Fulro, trả lại bình yên cho nhân dân.

Nhưng với âm mưu, ý đồ chống phá đất nước, những đối tượng cầm đầu ở nước ngoài vẫn luôn chờ thời cơ, chỉ đạo bọn phản động trong nước tiến hành các hoạt động vũ trang, khủng bố chống đối Nhà nước Việt Nam. Điển hình nhất là vừa qua, nhóm khủng bố Fulro đã tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk, giết hại đồng bào, cán bộ và chiến sĩ.

Nhận diện và làm rõ hơn phương thức, thủ đoạn của tổ chức khủng bố, phản động Fulro này, phóng viên VOV phỏng vấn Trung tướng, GS-TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Trung tâm An ninh Phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội.    

 
khong the lay ly do doi lai dat de tan cong bao dong o tay nguyen hinh anh 1
Trung tướng, GS-TS Nguyễn Xuân Yêm

Fulro tiêm nhiễm tư tưởng thù hằn dân tộc

PV: Thưa ông, vừa qua một số đối tượng trong nhóm phản động Fulro đã có hành vi tấn công, giết hại đồng bào, cán bộ và chiến sĩ. Vậy Giáo sư có thể cho biết đôi nét về sự hình thành của nhóm phản động Fulro này?

GS-TS Nguyễn Xuân Yêm: Chúng ta thấy rằng, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ thời Pháp chiếm đóng ở Việt Nam, cho đến thời chính quyền Mỹ - ngụy, vấn đề Fulro đã hình thành và nổi lên rất phức tạp. Thực chất là các thế lực thù địch, các quốc gia xâm lược Việt Nam, họ luôn muốn tạo dựng một chính quyền tay sai, đối lập, đối trọng nhằm gây sức ép với chính quyền cách mạng ở nước ta. Vì thế họ vẫn luôn nuôi dưỡng, đào tạo, dung dưỡng, chứa chấp để tập hợp lực lượng, hình thành nên cái gọi là “chính quyền Fulro”. Sau khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì tổ chức phản động Fulro rất manh động, tiến hành nhiều cuộc tấn công vũ trang, phá hủy tài sản, bắt cóc, giết hại  đồng bào, gây nên những tội ác kinh hoàng trên đất nước ta. Cho đến thời điểm này, vấn đề Fulro ở Tây Nguyên, tôi thấy đã được giải quyết một cách căn bản. Nhưng lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, các đối tượng trong nhóm khủng bố, phản động Fulro vẫn tiếp tục hoạt động có khi ở nước ngoài, có khi ở trong nước với nhiều hình thái mới, hoạt động mới, nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

khong the lay ly do doi lai dat de tan cong bao dong o tay nguyen hinh anh 2
Hiện trường vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. (Ảnh: TTXVN)

PV: Ngoài việc trực tiếp tiến hành các vụ khủng bố, tấn công vào cơ quan, trụ sở chính quyền như vừa xảy ra ở Đắk Lắk thì tổ chức khủng bố, phản động Fulro còn sử dụng các phương thức thủ đoạn nào để chống phá đất nước, thưa ông?

GS-TS Nguyễn Xuân Yêm: Phương thức chung của nhóm khủng bố này là chúng kết hợp nhuần nhuyễn từ bên trong với bên ngoài. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chúng kích động li khai dân tộc. Âm mưu, thủ đoạn này chúng đã tiến hành vào những năm trước đây nhưng thất bại. Thời gian gần đây, các đối tượng Fulro lưu vong lại tiếp tục dựng lên các tổ chức phản động, đội lốt tôn giáo dưới các tên gọi khác nhau như “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Các tổ chức này được chúng thành lập ở nước ngoài. Còn ở trong nước thì chúng tìm kiếm những đối tượng bất mãn, có thể là những đối tượng trước đây đã tham gia Fulro, hoặc là chưa từng tham gia Fulro, chúng lôi kéo, kích động và tiêm nhiễm tư tưởng thù hằn dân tộc. Từ đó, chỉ đạo, điều hành tiến hành các vụ biểu tình, bạo loạn, tấn công vũ trang… như đã từng diễn ra ở một số địa phương trong thời gian qua.

PV: Như thế có nghĩa là, các đối tượng chủ mưu cầm đầu đều ở nước ngoài, sau đó chỉ đạo, điều hành các lực lượng phản động trong nước để tiến hành các vụ việc gây bất ổn chính trị, gây mất ổn định an ninh trật tự ở một số địa phương?

GS-TS Nguyễn Xuân Yêm: Đúng vậy, nếu không có sự giật dây, kích động, chi tiền điều khiển từ bên ngoài thì các đối tượng trong nước sẽ khó thực hiện được các hoạt động chống phá đất nước. Trước tiên là sự hỗ trợ và kích động từ bên ngoài, đồng thời sử dụng các đối tượng trong nước. Chúng vận động và có thể dùng cả vật chất để mua chuộc thanh niên, hoặc một số đối tượng từng vi phạm pháp luật, bị Nhà nước xử lý dưới nhiều hình thức. Họ kết hợp, tập hợp lại và kích động chống lại chính quyền, giết hại đồng bào, cán bộ, chiến sĩ… Hành vi đó đã gây nên những bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng đến an ninh chính trị của đất nước, cần phải được nghiêm trị theo luật pháp.

Không thể lấy lý do đòi lại đất để tấn công  bạo động ở Tây Nguyên

PV: Theo Giáo sư thì vì sao các đối tượng trong nhóm khủng bố Fulro lại chủ yếu tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên?

GS-TS Nguyễn Xuân Yêm: Như chúng ta đã biết, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược. Tây Nguyên từ thời xa đã là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc. Chúng ta biết rằng, trong một đất nước có nhiều dân tộc thì vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc rất là quan trọng. Lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch coi Tây Nguyên và lấy Tây Nguyên làm địa bàn trọng điểm trong tiến hành các hoạt động chống phá đất nước.

Ví dụ, họ vu cáo “người Kinh, người Việt chiếm hết đất của người Thượng trên Tây Nguyên”. Nói như vậy thì không đúng. Vì chúng ta thấy, nếu nhìn rộng hơn ra thế giới. Ví dụ, ngay cả mô hình những nước tiên tiến như EU, khi người ta xây dựng Hiệp ước Schengen, là 27- 28 nước trên thế giới có thể đi lại tự do, gần như xóa nhòa biên giới. Người bất cứ một dân tộc nào, một quốc gia nào trong 28 nước đó đều có thể đi sang sinh sống ở nước khác. Như vậy, trong đất nước của chúng ta, việc người Kinh hay là người khác đến sinh sống, làm việc ở khu vực Tây Nguyên, tôi cho là bình thường. Với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, khi chúng ta có đa dân tộc ở Tây Nguyên, thì Tây Nguyên hiện nay phát triển hơn trước kia rất nhiều. Cho nên không thể nói là người Kinh chiếm hết đất của người Thượng. Không thể lấy lý do đó để đòi lại đất, để giành lại đất, rồi tiến hành tấn công, bạo động. Tôi cho rằng cái đó là ngụy biện, hoàn toàn là để ngụy biện lại những hành động họ đưa ra vừa rồi.

khong the lay ly do doi lai dat de tan cong bao dong o tay nguyen hinh anh 3
Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk triển khai
lực lượng truy bắt các đối tượng. Ảnh: TTXVN

PV: Nhìn lại vụ việc xảy ra ở Đắk Lắk vừa qua, ông có thể cho biết về tính chất nguy hại của nhóm phản động này. Và theo Giáo sư, chúng ta cần có biện pháp như thế nào để có thể chủ động, đấu tranh và ngăn chặn từ sớm, từ xa, không để xảy ra sự việc tương tự như vậy?

GS-TS Nguyễn Xuân Yêm: Tác hại thì chúng ta thấy rồi, làm xâm hại đến chính quyền, bắn chết cán bộ, chiến sĩ và người dân. Tôi cho đó là tội phạm rất nguy hiểm. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải làm trên bình diện rộng hơn.

Thứ nhất là chúng ta thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Vấn đề thứ hai là chúng ta nghiên cứu, nhận diện tất cả những mối đe dọa, như chúng tôi gọi là mối đe dọa về an ninh phi truyền thống. Tôi nói, ví dụ thực tế ở Việt Nam, chúng ta thấy là phần lớn những khiếu kiện, những mâu thuẫn xảy ra liên quan rất nhiều đến đất đai. Vấn đề đất đai là vấn đề rất phức tạp. Ngay cả trong nội bộ một gia đình, một thôn, một làng xóm chúng ta phải rất coi trọng, không được coi thường.

Vấn đề nữa, chúng ta phải làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời, phối hợp với những cơ quan an ninh của nước ngoài, của các nước, để chúng ta kịp thời ngăn chặn. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay nói là, phòng ngừa từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy. Kết hợp rất nhiều những biện pháp kinh tế, xã hội với biện pháp về an ninh, quốc phòng. Và qua vụ việc ở Đắk Lắk, chúng ta cũng rút ra nhiều bài học để ngăn chặn các vụ việc tương tự.

PV: Như thế cũng có nghĩa là việc phát triển kinh tế xã hội phải luôn gắn liền với quốc phòng, an ninh, nhất là trên các địa bàn chiến lược, thưa ông?

GS-TS Nguyễn Xuân Yêm: Đúng vậy, tôi cho rằng, vấn đề này là rất cần thiết. Vừa rồi Bộ Công an cùng với Bộ Quốc phòng trình báo cáo Chính phủ xây dựng một chương trình tổng thể quốc gia về phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Trong đó, chúng ta gắn liền việc phát triển kinh tế, xã hội với an ninh, quốc phòng. Hai vấn đề này phải luôn luôn song hành với nhau. Phát triển về kinh tế nhưng không được coi nhẹ quốc phòng và an ninh, nhất là trên các địa bàn chiến lược.         

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.                                               

Trường Giang/Phát thanh Quân đội 

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Chuyên mục Kinh tế tập thể: Phát huy vai trò HTX trong kinh tế nông thôn
Video Player
Thời sự tối 17/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 18/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình Tiếng Mường
06:20Phóng sự: Tỉnh Hòa Binh với công tác phòng chống thiên tai
06:30Thời sự sáng
07:00Chuyên mục Kinh tế tập thể: Phát huy vai trò HTX trong kinh tế nông thôn
07:10Chuyên mục Sắc mầu văn hóa
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
07:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T9
08:45Giới thiệu Văn bản pháp luật
08:50Trang Thiếu nhi
09:00Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn hóa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Cần tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình đối với phát triển xã hội
10:00Phim truyện: Ngôi nhà bí mật T34
10:45Chương trình Tiếng Mường
11:00Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Tăng cường công tác tuyên truyền PL về PCCN tại các cơ sở SXKD
11:15Khát vọng sống số 400
11:35Chuyên mục An ninh Hòa Bình
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T13
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phóng sự: Chuyển đổi số ở Hòa Bình từ nhận thức đến hành động
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30Chương trình Có thể bạn chưa biết
14:45Phóng sự: Đẩy mạnh hoạt động đội và PT thanh thiếu niên trong trường học
15:00Phim truyện: Đội cứu hộ T25
15:45Thời sự chiều
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Belero
16:35Phóng sự: Mai Châu với phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
16:45Chuyên mục Người cao tuổi: NCT Lạc Sơn với mô hình phát triển kinh tế hộ
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T22
18:15Chương trình Thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế: Thị trường hoa quả đầu hè
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Phát triển tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Yêu không lối thoát T12
21:15Chương trình Tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T19
22:10Tọa đàm: Thực phẩm sữa – nỗi lo của người dân
22:30Thời sự Hòa Bình đêm
23:05Bản tin thể thao
23:10Phim truyện: Truy nã đặc biệt T11
23:55GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 18/05/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:10Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu chương trình
09:03Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10:30Chương trình Tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:03Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Chuyên mục Số và đời sống
16:20Chuyên mục Những bông hoa giữa đời thường
16:30Chuyên mục Sự kiện và bình luận
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Đọc truyện giúp bạn: Hồng lâu mộng
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Sự kiện và bình luận
21:40Chương trình tiếng Thái
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
25°C
0.56m/s 95%
19/05
Weather Hoa binh
30°C
24°C
20/05
Weather Hoa binh
32°C
25°C
21/05
Weather Hoa binh
33°C
25°C