Không chuyển gánh nặng cho thế hệ mai sau

09:10 30/05

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không có chuyện tăng tuổi nghỉ hưu là người già “tranh chấp” chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc. Đây chính là chúng ta tính cho tương lai, cho thế hệ sau. Nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta đang chuyển gánh nặng cho thế hệ sau.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nếu không tăng tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta
đang chuyển gánh nặng cho thế hệ mai sau.

Sáng 29/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Trong đó, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu (nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi) được dư luận đặc biệt quan tâm.

Không thể không điều chỉnh

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã được Nghị quyết 28 của Trung ương đặt vấn đề rất rõ. Mục đích của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là phải tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm, đảm bảo sự bền vững và căn cứ rất nhiều các mục tiêu khác như đảm bảo sự bền vững của quỹ BHXH về lâu dài, rồi vấn đề già hóa dân số, giảm dần khoảng cách về giới… Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải có một tầm nhìn dài nhưng phải hành động mau lẹ để tiến tới thích ứng được già hóa dân số vào năm 2035.

Một cách tổng thể, thứ nhất, chúng ta khẳng định Việt Nam đang trong thời kỳ  dân số vàng nhưng thực chất thời điểm này, dân số Việt Nam bắt đầu chuyển sang từ “đang già” sang “già” vào năm 2014. Cụ thể, nếu như năm 2000 một năm bình quân số người bước vào độ tuổi lao động là 1,2 triệu thì đến bây giờ lực lượng lao động này đã giảm xuống còn 400 nghìn người/ năm. Tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động ngày càng giảm cho thấy cho thấy dân số đã già hóa và Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất hiện nay. 

Thứ hai, nếu nói về độ tuổi lao động thì tuổi nghỉ hưu của chúng ta là nam 60, nữ 55 như hiện nay đã được quy định từ những năm 1961, tức là hơn 60 năm nay rồi. Ở thời điểm quy định tuổi nghỉ hưu này, khi đó bình quân tuổi thọ của người Việt Nam mới trên 45 tuổi, mà đến nay bình quân tuổi thọ của người Việt Nam đã  là 76,6 tuổi. Việt Nam cũng là một trong những nước có tuổi thọ cao ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Thứ 3, nhìn vào vấn đề đảm bảo sự ổn định của Quỹ BHXH, có thể thấy, hiện nay thời gian đóng BHXH của nam và nữ nhìn chung là thấp, chúng ta đóng bình quân là hơn 20 năm nhưng lại hưởng rất cao. Thông thường các nước khác, mức hưởng là 30%-45%, nhưng Việt Nam mức hưởng cao nhất là 75%, bình quân là 70%. Qua tính toán cho thấy, nếu như một người bình quân đóng BHXH trong 28 năm thì chỉ đủ để chính mình hưởng trong 10 năm, còn lại 9 năm rưỡi là lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Do đó, để đảm bảo cân bằng, ổn định của Quỹ BHXH thì điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là cần thiết.

Tóm lại, việc tăng tuổi nghỉ hưu là nằm trong tổng thể rất nhiều phương án và giải quyết song song với nhiều  luật khác, nhiều chính sách khác, ví dụ như điều chỉnh cả về bảo hiểm, điều chỉnh về việc làm, thị trường lao động, chứ không phải chỉ có Bộ luật Lao động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

Người lao động có quyền nghỉ hưu sớm

 “Tôi cũng rất mong báo chí sẽ tuyên truyền rộng để người lao động hiểu đây là phương án điều chỉnh dần, điều chỉnh theo lộ trình chậm, nếu theo phương án 1 như Chính phủ trình thì đến năm 2028 nam giới mới nghỉ hưu ở độ tuổi 62, đến năm 2035 thì nữ giới mới nghỉ hưu ở độ tuổi 60. Và tuổi nghỉ hưu này là trong điều kiện lao động bình thường, sức khỏe bình thường” – Bộ trưởng bày tỏ.

Về quyền nghỉ hưu trước tuổi của người lao động, Bộ trưởng khẳng định, “người lao động trong các trường hợp: Suy giảm sức khỏe, lao động nặng nhọc, độc hại thì có quyền được nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi”.

Ông cho biết, hiện chúng tôi đang thiết kế chính sách, thậm chí là có thể có những người nghỉ ở độ tuổi 50. Chẳng hạn một người đã  lao động nặng nhọc rồi,  lại bị suy giảm sức khỏe nữa thì sẽ phải nghỉ sớm hơn nữa. Chính sách được thiết kế theo hướng là “quyền nghỉ hưu”, tức là người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hơn, họ có thể nghỉ hưu khi đã đủ thời gian đóng BHXH hoặc nếu chưa đủ tuổi vẫn có thể nghỉ để chờ hưu và hưởng chính sách theo quy định hiện hành.

Như vậy, chúng ta không “bắt cứng” người lao động cứ phải đủ tuổi, đủ năm đóng BHXH thì mới được nghỉ hưu. Vấn đề này, đối với công nhân, chúng tôi đặc biệt quan tâm – Bộ trưởng khẳng định và cho biết, Chính phủ cũng sẽ rà soát lại toàn bộ những ngành nghề, những lĩnh vực, những công việc nặng nhọc, độc hại để ban hành kèm theo Bộ Luật Lao động, khi ban hành luật là sẽ có danh sách ngay.

Ông ví dụ, ngay hôm nay, riêng về lĩnh vực than, hầm lò chúng ta có 24 lĩnh vực có thể nghỉ hưu sớm hơn đã được quy định. Còn với những đối tượng, những lực lượng lao động có trình độ cao, những ngành nghề đặc biệt như: tòa án, kiểm sát hay các giáo sư, phó giáo sư, những nhà khoa học giỏi thì chúng ta phải khuyến khích họ làm suốt đời để khi nào họ còn có thể cống hiến cho đất nước thì cống hiến.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong vấn đề này, chúng ta cần phải phân biệt tuổi nghề với tuổi hưu. Ông lý giải: Tuổi hưu là những quy định để anh đủ điều kiện để hưởng chính sách của nhà nước, để hưởng BHXH. Còn tuổi nghề thì khác, có nghề làm trong thời gian ngắn, có nghề làm dài. Chẳng hạn những nghề như: Xiếc hay bóng đá, bóng chuyền thì người ta chỉ làm được trong thời gian rất ngắn, sau đó anh được đào tạo để chuyển công việc khác, như vậy, tuổi nghề gắn với tính chất công việc. Cũng có những người khi thôi làm quản lý rồi vẫn tiếp tục làm nghề, chẳng hạn như nghề luật sư thì họ có thể làm suốt đời.

Do đó, “chúng ta hiểu một cách đầy đủ về sự cần thiết của việc tăng tuổi nghỉ hưu. Đến lúc này không thể không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Hãy nhìn sang các nước khác, nếu như đến 2035, chúng ta không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản và nhiều quốc gia khác  hiện nay”.

Không có chuyện người già "tranh" chỗ của người trẻ

Trả lời câu hỏi “tăng tuổi nghỉ hưu liệu có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người trẻ không?” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì việc số một là phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thứ hai là ổn định và đảm bảo công ăn việc làm cho giới trẻ.

Theo Bộ trưởng, việc Chính phủ tính toán phương án 1 là đã cân đối được vừa đảm bảo công việc hiện tại cho giới trẻ và tính được cả cho người già. Ông dẫn chứng: Thống kê cho thấy, hiện  46% người lao động sau tuổi nghỉ hưu vẫn đang đi làm việc tiếp. Bên cạnh đó, lực lượng lao động của chúng ta vào lúc này không phải dồi dào nữa. Nếu các bạn về nông thôn sẽ thấy hiện ở nhiều vùng nông thôn chỉ còn người già và phụ nữ, không còn số thanh niên trẻ ở nông thôn nữa. Chúng ta phải nhìn vào thực tế là Việt Nam bây giờ không phải là đỉnh cao của dân số vàng mà đang chuyển sang giai đoạn già hóa dân số.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Không có chuyện tăng tuổi nghỉ hưu là người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc. Đây chính là chúng ta tính cho tương lai, cho thế hệ sau. Nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta đang chuyển gánh nặng cho thế hệ sau./.

Hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu

Liên quan đến việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Chính phủ đưa ra 2 phương án trình Quốc hội xem xét.

Phương án 1 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi;

Phương án 2 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đồng thời, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt; quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với Phương án 1, thì tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021).

Phương án 2 có lộ trình nhanh hơn Phương án 1: tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026  và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021).

Chính phủ đề xuất lựa chọn Phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Nguồn Chinhphu.vn

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T43
Thời sự tối 16/2/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 17/02/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Chương trình VHNT
06:05Chương trình tiếng Thái
06:20Phóng sự: Các địa phương chủ động phòng chống dịch bệnh thời điểm giao mùa
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự: Hòa Bình phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước năm 2024
07:10Chuyên mục Món Ngon
07:20Chương trình Thiếu nhi
07:30Tạp chí Thông tin kinh tế
07:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T16
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Tọa đàm: Hướng đi cho sản phẩm OCOP năm 2025
09:10Nhìn ra thế giới
10:00Phim truyện: Bác Ba Phi T33
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T648
11:15Tạp chí Dân tộc và phát triển
11:30Truyền hình Quân khu 3
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T43
12:45Ca nhạc quốc tế
13:15Thế giới động vật
13:40Chuyên mục KTTT: Các HTX nâng cao thu nhập cho thành viên và NLĐ
13:50Phim Sitcom: Trận chiến của những bác sĩ thực tập T647
14:05Văn Hòa Hòa Bình
14:25 Chương trình Tiếng Thái
14:40 Chuyên mục Miền quê
15:00Phim truyện: Chị em nhà Đông Các T2
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Văn nghệ cuối tuần
17:05Chương trình: Tiếng Mường
17:20Chuyên mục An ninh Hòa Bình
17:30Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T22
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương TPHB
18:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Xây dựng Đảng: Các địa phương đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác
20:25Phim truyện: Tết này có ba P2 – Tập 5
21:10Chương trình tiếng Mường
21:25Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T29
22:10Phóng sự: Hiệu quả Camera an ninh trong đấu tranh phòng chống tội phạm
22:20Thời sự Hòa Bình đêm
22:45Bản tin thể thao
22:50Chuyên mục Pháp luật và đời sống: Tăng cường tuyên truyền phổ biến PL trong lĩnh vực đất đai
23:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T23
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 17/02/2025

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng Thái
05:30Chương trình Thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Chương trình Dân ca
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình Quà tặng cuộc sống 0107
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:05Chương trình Dân ca
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CM Đại đoàn kết toàn dân
16:20CM Văn hóa bốn phương
16:30Chuyên mục Phòng chống tham nhũng
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình Thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Chuyên mục Phòng chống tham nhũng
21:40Chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân
21:50Chuyên mục Văn hóa bốn phương
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
18°C
0.87m/s 91%
18/02
Weather Hoa binh
21°C
17°C
19/02
Weather Hoa binh
21°C
18°C
20/02
Weather Hoa binh
21°C
18°C