Đảng “mở đường” cho cán bộ uy tín giảm sút từ chức một cách nhẹ nhàng

08:56 09/12

Từ Quy định 41 và Kết luận số 20 cho thấy, Đảng đã "mở đường" cho cán bộ mắc sai phạm, khuyết điểm, uy tín giảm sút được từ chức một cách nhẹ nhàng.

Tín hiệu chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ

Tháng 10/2022, Ban Bí thư đã có quyết định cho ông Trần Hồng Quảng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình được nghỉ hưu trước tuổi. Trước đó, ông Quảng bị kỷ luật cảnh cáo và đã chủ động xin từ chức.

Cuối tháng 11 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành được điều động, bổ nhiệm làm Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ninh. Trước đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất cho ông Phạm Văn Thành, thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo nguyện vọng cá nhân. Ông Thành từng bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

 Không chỉ ở Ninh Bình, Quảng Ninh, nhiều cán bộ tại các địa phương khác cũng đã xin thôi đảm nhận nhiệm vụ sau khi thấy uy tín của bản thân bị giảm sút.
Dang mo duong cho can bo uy tin giam sut tu chuc mot cach nhe nhang hinh anh 1

Tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII (ngày 3/10), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã

thống nhất để 3 cán bộ: Nguyễn Thành Phong, Bùi Nhật Quang; Huỳnh Tấn Việt
(ảnh từ phải qua trái) thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII 

 

Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, qua hai tháng thực hiện Thông báo 20 của Bộ Chính trị đã có 3 người thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác hoặc bố trí công tác khác. Hai Thứ trưởng thôi giữ chức vụ, nghỉ hưu trước tuổi. Hai Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh thôi giữ các chức vụ công tác hoặc bố trí công tác khác…

Điều này đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong công tác cán bộ, cho thấy Quy định 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Thông báo kết luận số 20 của Bộ Chính trị về bố trí cán bộ bị kỷ luật được ban hành tháng 9/2022 không chỉ góp phần thay thế những cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút mà còn bước đầu hình thành văn hóa từ chức.

Dang mo duong cho can bo uy tin giam sut tu chuc mot cach nhe nhang hinh anh 2

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai

"Thông báo 20 rất nghiêm. Cán bộ đã bị kỷ luật rồi, không còn uy tín để làm việc nữa, dư luận bức xúc thì cán bộ cũng tự nguyện xin thôi hoặc nếu không xin thôi, còn trẻ tuổi, bố trí tạo điều kiện cho tiếp tục phấn đấu, nhưng cũng không để ở vị trí cũ”, bà Trương Thị Mai cho biết.

Ông Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội (ĐBQH khóa XV) cho rằng, một số cán bộ chủ động xin thôi nhiệm vụ thời gian gần đây là một chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ, trở thành nhu cầu tự thân của cán bộ để giữ lòng tự trọng, giữ liêm sỉ và thanh danh. 

Theo ông, văn hóa từ chức không phải là vấn đề mới. Trong lịch sử nước ta đã có nhiều trường hợp “treo ấn, từ quan”, là một cách thể hiện trách nhiệm trước công việc. Trên thế giới, việc cán bộ lãnh đạo xin rút khỏi vị trí được xem là hành vi ứng xử văn hóa, là lương tri gắn với văn hóa công vụ khi họ cảm thấy bản thân không đảm đương được công việc, năng lực, uy tín giảm sút, để ngành mình, lĩnh vực mình quản lý xảy ra sai phạm, tiêu cực nghiêm trọng.

“Việc từ chức nên được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của nền hành chính văn minh dựa trên phẩm giá và lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh của những nhà lãnh đạo có tâm với nước, với dân. Khi chúng ta đã quan niệm như vậy thì hành động tự nguyện xin thôi đảm nhiệm chức vụ sẽ trở thành chuyện hết sức bình thường” – ông Bùi Hoài Sơn cho biết.

Tạo tâm lý nhẹ nhàng cho cán bộ được từ chức

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn, chuyện nhiều cán bộ mắc khuyết điểm, sai phạm, uy tín giảm sút lâu nay khó nói lời từ chức có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước kia, một người nào đó xin thôi đảm nhiệm chức vụ lập tức trở thành chủ đề bàn tán xôn xao trong dư luận với cách nhìn khá nặng nề và không coi đó là một hành vi bình thường trong nền công vụ hiện đại. Chính điều này đã tạo ra sức ép ngược lại đối với cán bộ nên ít người muốn từ chức, dù đã có nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan.

Dang mo duong cho can bo uy tin giam sut tu chuc mot cach nhe nhang hinh anh 3

Ông Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên thường trực

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Việc Đảng ta ban hành Quy định 41, đặc biệt là Kết luận số 20 với một số điểm mới đã “mở đường” cho cán bộ nói lời từ chức một cách nhẹ nhàng mà không chờ hết nhiệm kỳ, không chờ hết thời gian bổ nhiệm; thực hiện theo đúng phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ.

Đặc biệt, trong Kết luận 20 mang tính nhân văn, nhân đạo theo hướng cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nếu tự nguyện xin nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi thì cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật nếu còn đủ tuổi công tác. Sau quá trình công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.

“Từ Quy định 41 và Kết luận số 20 cho thấy, Đảng đã "mở đường" cho cán bộ mắc sai phạm, khuyết điểm, uy tín giảm sút được từ chức một cách nhẹ nhàng. 2 văn bản trên đã  giúp những người từ nhiệm có trạng thái tâm lý thoải mái hơn, dư luận xã hội cũng sẽ có con mắt thông cảm nhiều hơn” – ông Bùi Hoài Sơn cho biết.

Dang mo duong cho can bo uy tin giam sut tu chuc mot cach nhe nhang hinh anh 4

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, học tập, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vừa qua, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã dẫn chứng một số trường hợp Ủy viên Trung ương xin thôi nhiệm vụ do bị kỷ luật cảnh cáo hay nhiều trường hợp là chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh từ chức để đảm nhận vị trí thấp hơn theo tinh thần “ngã chỗ nào đứng dậy chỗ đó”, cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn. Ông cho rằng, đây là điểm mới vì các nhiệm kỳ trước, cán bộ bị kỷ luật vẫn tại vị cho tới hết nhiệm kỳ.

“Đó cũng là một cách theo văn hóa Việt Nam. Đó là sức ép từ tổ chức, từ dư luận xã hội để cho công việc tốt hơn lên”, ông Võ Văn Thưởng đồng thời cho rằng, với xu hướng này "sắp tới sẽ tốt lên".

Theo Thường trực Ban Bí thư, cần phải tạo ra một “sức ép” trong Đảng, trong xã hội để cán bộ từ chức khi có khuyết điểm hoặc năng lực không đáp ứng vị trí công việc. “Khuyến khích là một cách nói và mong rằng nếu được như vậy thì rất tốt để thấy nhẹ nhàng”- ông Thưởng nêu rõ./.

Kim Anh/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T73
Thời sự trưa 29/6/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 29/06/2024

05:30 Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Ý nghĩa phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15 Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Tình yêu ngang qua T23
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50 Mảnh ghép cuộc sống
09:20Phóng sự: Vai trò ngoại khoa trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
09:35Hành trình khám phá
10:00Phim truyện: 40 ngày yêu T5
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T781
11:15Thể thao bốn phương
11:30Chuyên mục Nội chính: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án ND các cấp
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám -Phần 2-T53
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Ma túy – những cuộc chiến không khoan nhượng
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T780
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T73
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45Phóng sự: Đa dạng các hoạt động vui chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi
15:00Phim truyện: Kế hoạch báo thù T3
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Hòa Bình với cuộc vận động ưu tiên người VN dùng hàng Việt Nam
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 2- T32
18:15 Chương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Phóng sự: Giải quyết vướng mắc khi thực hiện Chương trình phục hồi PTKT
20:25Phim truyện: Người mẹ kế kỳ lạ T18
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Bản án lương tâm T21
22:10Chuyên mục SMVH: Giữ gìn nghề đan lát của người Thái Mai Châu
22:20Khát vọng sống số 355
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10 Phim truyện: Ngã rẽ số phận T29
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 29/06/2024

05: 00 Giới thiệu chương trình
05: 05Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09: 00 Sắc màu văn hóa
09: 30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10: 10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11: 00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11: 30Chương trình Thời sự
12: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15: 00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
Sắc mầu văn hóa
15: 30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16: 10Quà tặng cuộc sống
16: 30CM Diễn đàn trẻ em
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17: 30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18: 00Chương trình Tiếng Mường
18: 30Chương trình Thời sự tối
19: 00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19: 30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21: 30CM Diễn đàn trẻ em
21: 40Quà tặng cuộc sống
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
38°C
1.4m/s 46%
30/06
Weather Hoa binh
37°C
27°C
01/07
Weather Hoa binh
35°C
28°C
02/07
Weather Hoa binh
32°C
26°C