Đại biểu Quốc hội băn khoăn nghịch lý đầu tư công “có tiền không tiêu được”

10:31 26/05

“Một quốc gia còn nghèo, luôn thiếu vốn cho đầu tư phát triển nhưng lại phải đối mặt với một nghịch lý tiền sẵn trong túi mà không sao tiêu được” – đại biểu Quốc hội cho rằng đây là vấn đề nhức nhối.

Ngày 25/5, thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều đại biểu Quốc hội đề cập đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm và cho rằng đây là một trong những hạn chế, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế quý 1 thấp và áp lực tăng trưởng cả năm theo mục tiêu đề ra là rất lớn.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị (Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) cho rằng một nút thắt quan trọng cần tháo gỡ liên quan đến dòng tiền. Việc tồn dư ngân quỹ Nhà nước đang gửi ở hệ thống ngân hàng ở mức khá cao từ năm 2019 và gia tăng đáng kể từ năm 2022, tới giữa tháng 5 đã vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.

Dai bieu quoc hoi ban khoan nghich ly dau tu cong co tien khong tieu duoc hinh anh 1
Đại biểu Hà Sỹ Đồng

“Đây là một vấn đề nhức nhối. Một quốc gia còn nghèo, luôn thiếu vốn cho đầu tư phát triển nhưng lại phải đối mặt với một nghịch lý tiền sẵn trong túi mà không sao tiêu được” – ông nhấn mạnh và cho rằng đây cũng chính là cục máu đông gây tắc nghẽn dòng tiền trong nền kinh tế, khi mà tiền thuế, phí của doanh nghiệp và người dân nộp không quay trở lại được nền kinh tế do sự tắc nghẽn ở kênh giải ngân đầu tư công, trong khi thực trạng này được nhận diện khá lâu nhưng chưa giải quyết triệt để.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt gần 14,7% kế hoạch năm. Mức này mới đạt gần 15,7% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ 2022 (18,48%).

“Cơ chế hiện hành cho phép Kho bạc Nhà nước được tối ưu hóa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nhưng liệu chính sách tài khóa có thực sự phối hợp tốt với chính sách tiền tệ trong việc thực hiện mục tiêu ưu tiên hiện nay là giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế hay không?”, đại biểu băn khoăn.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về vấn đề “có tiền không tiêu được”, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Hoàng Văn Cường phân tích, thị trường thế giới bị thu hẹp, tăng trưởng không thể trông chờ vào khu vực xuất khẩu như những năm trước đây thì phải đẩy mạnh tổng cầu trong nước, trong đó cầu thông qua đầu tư công là một trong những trụ cột quyết định. Do vậy, giải ngân đầu tư công chậm sẽ rất đáng lo ngại, khó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hơn 1 triệu tỷ đồng còn nằm trong Ngân hàng Nhà nước, theo ông Cường, do không triển khai được thủ tục giải ngân vốn đầu tư công. “Tiền giải ngân vốn đầu tư công năm nay đã tăng lên gần 200.000 tỷ so với năm trước. Nhiệm vụ đặt ra rất cao, tiền luôn sẵn có nhưng các thủ tục để tiến hành giải ngân đang bị ách lại, đó là vấn đề đáng lo ngại".

Đại biểu đánh giá Chính phủ đã rất quyết liệt, có nhiều biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thậm chí đưa ra quy định cán bộ không thực hiện hết chức tránh nhiệm vụ có thể bị xử lý, luân chuyển hoặc cho thôi việc.

Dù vậy, theo ông, nếu chỉ bằng những biện pháp hành chính, dù mạnh, có thể thúc đẩy được tiến độ giải ngân hiện nay, bởi tâm lý e ngại, lo sợ trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, những vướng mắc của quy định pháp luật hiện khá phổ biến, nếu chờ sửa hết những quy định đó sẽ tiếp tục khiến nền kinh tế đình trị.

Vì vậy, chuyên gia kinh tế Hoàng Văn Cường cho rằng rất cần có nghị quyết của Quốc hội cho phép các cơ quan thực thi công vụ được quyền hành động trong khuôn khổ mà nếu thực hiện quy định đó sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho lợi ích chung.

“Chỉ có cơ chế như thế mới khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua ràng buộc, rào cản về quy định để hành động vì công việc chung mà không bị quy kết vào những sai phạm”, ông Hoàng Văn Cường nói.

Đại biểu cho rằng việc này phải được thực hiện công khai, minh bạch ngay từ đầu để người dân giám sát. Qua đó sẽ tránh được chuyện cán bộ vin vào những quy định của luật pháp mà trì hoãn giải quyết các thủ tục, không chỉ trong đầu tư công mà trong cả các công việc khác.

Trả lời thêm về vấn đề này bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc thừa nhận những thực tế đại biểu nêu là hoàn toàn đúng. Đầu tư công dẫn dắt cho đầu tư tư nhân phát triển, nếu đầu tư công được giải ngân sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và các ngành đều được thụ hưởng.

Dai bieu quoc hoi ban khoan nghich ly dau tu cong co tien khong tieu duoc hinh anh 2
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc

Về số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ông Hồ Đức Phớc cho biết do điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính phải gửi tiền ngân quỹ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 0,8% một năm.

Nguyên nhân giải ngân chậm được Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ rõ chủ yếu do khâu chuẩn bị dự án. Theo Luật Đầu tư công, có tiền mới được lập dự án, có dự án mới được bố trí tiền, nhưng khi khâu chuẩn bị dự án bị "tắc" dẫn tới các khâu tiếp theo như giải ngân vốn không thực hiện được, cũng như không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao. Điều này dẫn tới thực trạng "vốn chờ dự án đủ thủ tục".

Xây dựng cơ bản qua ba khâu là chuẩn bị đầu tư (lập dự án, thiết kế kỹ thuật, lập dự án, công tác mời thầu, đấu thầu, giải phóng mặt bằng...); thực hiện đầu tư và quyết toán. Khâu vướng mắc nhất trong các dự án đầu tư công hiện nay là chuẩn bị đầu tư, vì chậm nên kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư khiến khoản tiền chuẩn bị cho giải ngân, quyết toán bị "nghẽn".

Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh phải sửa luật, có thể dùng một luật để sửa nhiều luật, trong đó sửa Luật Đầu tư công mới có thể khắc phục tình trạng này.

Ở góc độ khác, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng lưu ý, việc làm thủ tục giải ngân đều ở địa phương và các bộ, ngành. Ông mong đại biểu Quốc hội giám sát ngay địa phương mình bởi cùng một thể chế nhưng có nơi làm tốt, nơi chưa tốt. Điều đó thể hiện một phần do tổ chức thực hiện ở địa phương chứ không phải nằm ở cơ chế pháp luật nữa.

Bộ trưởng cũng cho biết, tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp nhưng giá trị tuyệt đối tăng. Từ nay đến cuối năm đẩy nhanh Chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phục hồi và đang xin Quốc hội cơ chế điều hòa vốn linh hoạt để có thể điều chuyển vốn nhanh mà vẫn nằm trong tổng số Quốc hội cho phép./.

Ngọc Thành/VOV.VN

(Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Văn Hòa Hòa Bình
Thời sự tối 31/8/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 01/09/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Ca nhạc quốc tế
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Sắc màu văn hóa: Nhân rộng các CLB Chiêng Mường Hòa Bình
06:30Thời sự sáng
07:00Phóng sự tài liệu: Tình hình quan hệ lao động, đời sống của công nhân viên, người lao động tỉnh HB
07:20Chương trình thiếu nhi
07:35Phóng sự: Tập trung những giải pháp ATGT trong quý III
07:45Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
08:00Phim truyện: Ánh đèn nơi thành thị T3
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:00Văn nghệ cuối tuần
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Hành trình khám phá
10:00Phim truyện: Săn Cáo T13
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T845
11:15Chương trình: Khát vọng sống
11:35Phóng sự : Thực trạng xuống cấp lưới điện tại xã Suối Hoa, Mỵ Hòa huyện Tân Lạc
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện:Cửa tử hắc ám Phần 3 - T22
12:45Giai điệu quê hương
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T844
14:05Điểm hẹn văn hóa
14:30 Tạp chí Văn hóa
14:45 Chuyên mục Khuyến nông: Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm mùa mưa
15:00Phim truyện: Ký ức lãng quên T21
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thế thao
16:05Tình khúc Bolero
16:35Khám phá thế giới
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám - Phần 3- T1
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45Trang địa phương huyện Đà Bắc
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục Món ngon: Các mon ngon được chế biến từ chim câu
20:25Gamshow Căn phòng Bí mật T5
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Ký ức lãng quên T25
22:10Phim tài liệu: Thức tỉnh và hóa giải
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Phóng sự: Công tác quản lý đô thị và những quy định mới cần triển khai
23:10Phim truyện: Sóng gió nơi thị thành T22
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 01/09/2024

05:00 Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Nhịp cầu âm nhạc
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Chương trình tiếng Thái
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Nhịp cầu âm nhạc
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM nông thôn mới đô thị văn minh
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30Sự kiện và bình luận
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Sự kiện bình luận
21:40Chương trình tiếng thái
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
31°C
1.13m/s 74%
02/09
Weather Hoa binh
33°C
25°C
03/09
Weather Hoa binh
34°C
26°C
04/09
Weather Hoa binh
35°C
26°C