Lần đầu tiên ban hành văn bản pháp lý hướng dẫn quản lý thu chi tiền công đức

09:18 06/02

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Đây được coi là văn bản pháp lý quan trọng góp phần quản lý minh bạch tiền công đức, tài trợ nhưng vẫn không gây cản trở các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

Lần đầu tiên ban hành văn bản pháp lý hướng dẫn quản lý thu chi tiền công đức, Bộ Tài chính nói gì? - Ảnh 1.
Bà Vũ Thị Hải Yến: Thông tư số 04/2023/TT-BTC là văn bản pháp lý quan trọnggóp phần quản lý
minh bạch tiền công đức, tài trợ nhưng vẫn không gây cản trở các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

Quản lý thu chi tiền công đức minh bạch, rõ ràng, loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân

Trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Thị Hải Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp cho biết: Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước hiện nay có gần 9.000 lễ hội, trong đó có khoảng 7.000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1.400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng, ngoài ra có gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài.

Về di tích, cả nước có trên 10.000 di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, gần 4.000 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia, 123 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời, có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Tuy nhiên, từ lâu chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh về quản lý, thu chi đối với lĩnh vực này mà mới chỉ dừng ở công văn hướng dẫn thực hiện, chưa có tác dụng chế tài hiệu quả.

Những năm qua, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập, có xu hướng thương mại hoá và lợi dụng tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế.

Còn để xảy ra tranh chấp ở một số di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng, nhất là các Khu di tích lịch sử quốc gia, Khu di tích quốc gia đặc biệt trong đó có di tích là cơ sở tôn giáo, làm ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo.

Việc quản lý di tích và tổ chức lễ hội trong tình hình mới, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố kinh tế thị trường, đòi hỏi các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích vật chất cần được quản lý theo hướng minh bạch, rõ ràng, loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm.

Thực tế người dân có nhu cầu rất lớn trong việc đóng góp cho hoạt động lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Chúng ta đang ở trong bối cảnh của xã hội số, nền kinh tế số, bên cạnh việc công đức, tài trợ theo hình thức bằng tiền mặt, thì việc công đức, tài trợ theo hình thức chuyển khoản là bình thường, không ảnh hưởng đến hành vi, thói quen công đức của người dân và cũng không cản trở các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Vì vậy, việc ban hành Thông tư này thực sự cần thiết, tạo hành lang pháp lý để vừa tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia đóng góp phát triển văn hóa đất nước, vừa tạo ra sự tin tưởng, minh bạch trong các hoạt động này, giúp đóng góp tích cực hơn cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích và lễ hội nói riêng, phát triển văn hóa của đất nước nói chung.

Nhà nước không quản lý tiền công đức, hoạt động lễ hội

Theo bà Vũ Thị Hải Yến: Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Trong đó thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Thứ hai, Nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đối với cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội (bao gồm cả việc tự quyết định về nội dung chi và mức chi cho hoạt động lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích), bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ ba, các khoản thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được ghi chép, quản lý an toàn, công khai, minh bạch để tạo niềm tin cũng như phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích chung cho toàn thể cộng đồng.

Vì sao không quy định cụ thể mức trích theo tỷ lệ %

Về nội dung, tại Điều 13 và 14 Thông tư quy định quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, trong đó quy định trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên số thu tiền công đức, tài trợ cho các nội dung sử dụng. Vậy tại sao Thông tư này không quy định cụ thể các mức trích để thống nhất thực hiện?

Bà Vũ Thị Hải Yến cho biết: Di tích gồm nhiều loại và quy mô khác nhau, thuộc nhiều chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng khác nhau, ở những vùng miền, dân tộc khác nhau, lễ hội cũng đa dạng không kém.

Theo đó, số thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội ở mỗi địa phương, từng di tích không giống nhau; có di tích có nguồn thu công đức, tài trợ lớn, nhiều di tích có nguồn thu công đức, tài trợ thấp, thậm chí không có nguồn thu công đức, tài trợ.

Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tế tại địa phương và từng di tích, tại Thông tư này chỉ quy định có tính nguyên tắc, còn mức trích cụ thể để các địa phương tự quyết định.

Sử dụng phí tham quan di tích như thế nào?

Thực tế hiện nay, tại một số di tích thực hiện thu phí tham quan; có ý kiến đề nghị cần phải sử dụng một phần số thu phí tại di tích để đầu tư trở lại cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Nêu quan điểm về nội dung này, bà Vũ Thị Hải Yến cho biết: Theo quy định tại Điều 58 Luật Di sản văn hóa, nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di tích, bao gồm: Ngân sách nhà nước; các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích (thu phí tham quan); tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Đối với nguồn thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa (thu phí tham quan) được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Mức thu phí tham quan di tích do cấp có thẩm quyền quy định; số thu phí được sử dụng một phần nộp ngân sách nhà nước, phần còn lại được để lại cho đơn vị thu phí để trang trải các chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.

Đối với số thu phí nộp ngân sách thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước, được sử dụng cho các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm chi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Ngã rẽ số phận T33
Thời sự tối 22/11/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 22/11/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Bolero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục Hộp thư truyền hình: Cần nâng cấp hệ thống điện xã Ngọc Mỹ, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc
06:30Thời sự sáng 25.10
06:55Chuyên mục Khuyến nông: Hòa Bình xây dựng thành công mô hình chanh leo Vietgap
07:10Phóng sự: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Người tuyệt vời nhất T52
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Chuyên mục An sinh xã hội : Mở tài khoản chi trả lương cho đối tượng trợ cấp
09:10Phóng sự: Những người thầy tận tụy với sự nghiệp “ trồng người”
09:10Phim tài liệu: Quê lụa Tân Châu
09:35Chuyên mục Hội nông dân: Hiệu quả từ mô hình chi hội, tổ nghề nghiệp
09:45Phóng sự: Những chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh
10:00 Phim truyện : 30 Chưa phải là hết T6
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T927
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30Phóng sự Phát huy hiệu quả quản lý rừng thông qua ứng dụng công nghệ
11:45Thời sự trưa 22.11
12:00Phim truyện: Tư Mỹ nhân T34
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Chuyên mục Cựu chiến binh: CCB Đà Bắc giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T926
14:05Thế giới động vật
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Nông thôn mới: Các địa phương huy động nguồn lực xây dựng NTM
15:00Phim truyện: Truy hồi công lý T29
15:45Thời sự trưa 22.11
16:00Bản tin thể thao 21.11
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Phóng sự: Tăng cường công tác PCCC tại các chợ trung tâm
17:30Phim truyện : Tư mỹ nhân T13
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 22.11
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: Khi em đẹp nhất T23
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Truy hồi công lý T43
22:10Phóng sự: Đổi mới trên bản Mông
22:20Phóng sự: Nông dân Kim Bôi đa dạng mô hình sản xuất nông nghiệp
22:30Thời sự Hòa Bình tối 22.11
22:55Bản tin thể thao 22.11
23:00Phóng sự: Trở lại vùng bưởi xuất khẩu tại huyện Yên Thủy
23:10Phim truyện: Ngã rẽ số phận T33
23:55 GTCT đêm 22.11

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 22/11/2024

05:00Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05:30Chương trình thời sự sáng
06:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giới thiệu tác gải tác phẩm
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10CM Diễn đàn trẻ em
10:20CM Văn hoá HB
10:30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu tác giả tác phẩm
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
16:10CM Số và đời sống
16:20Những bông hoa giữa đời thường
16:30CM Văn hóa hòa bình
16:40Chương trình Tiếng Thái
17:00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự chiều
19:00Đọc truyện giúp bạn
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30Văn hóa HB
21:40Số và đời sống
21:50Những bông hoa giữa đời thường
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
1.33m/s 71%
23/11
Weather Hoa binh
26°C
19°C
24/11
Weather Hoa binh
24°C
20°C
25/11
Weather Hoa binh
27°C
22°C