Đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

08:51 31/08

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Ảnh minh họa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, sau 12 năm triển khai và thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật cũng bộc lộ những hạn chế như:

Chưa giải thích hoặc giải thích khái niệm nhưng còn chung chung dẫn đến chưa nhận diện được đúng, đầy đủ về hành vi bạo lực gia đình. Các quy định về thông tin, tuyên truyền trong Luật còn chưa quy định rõ về nguyên tắc, đối tượng thông tin, tuyên truyền trong Luật còn chưa quy định rõ về nguyên tắc, đối tượng thông tin, tuyên truyền; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin hiện nay. Việc thông tin, tuyên truyền chủ yếu đưa tin vụ việc, chưa chú trọng đến công tác phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng ngừa bạo lực.

Luật quy định về hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chưa làm rõ được tính đặc thù giữa hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình với hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp ngoài gia đình. Thực tế, những vụ bạo lực gia đình sau khi bị xử lý hành chính hoặc hình sự thì những mâu thuẫn, tranh chấp đang tồn tại trong gia đình cơ bản chưa được giải quyết. Vì vậy, để ngăn chặn bạo lực gia đình tái diễn thì Luật cần quy định rõ việc hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình chỉ được thực hiện sau khi đã xử lý hành chính hoặc hình sự. Mặt khác, việc hòa giải còn mang nặng thủ tục hành chính, người tham gia hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng, thậm chí vẫn còn tư tưởng định kiến nên công tác hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc bạo lực gia đình còn khá phức tạp, nhất là quy định về viết đơn, tố cáo. Nhiều nạn nhân bạo lực gia đình ngại tiếp xúc với chính quyền vì không biết phải trình bày thế nào, thậm chí bị người gây bạo lực hoặc người trong gia đình đe dọa nếu tố cáo. Các biện pháp cấm tiếp xúc cũng chưa thực sự bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc thì nạn nhân thường là người phải ra khỏi nhà, trong khi đó, nạn nhân thường là người yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi). Vì vậy, để áp dụng biện pháp này thì nhất thiết phải sửa quy định về cấm tiếp xúc để tăng cơ hội bảo vệ nạn nhân và tăng hình thức răn đe với người gây bạo lực.

Các chính sách về xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa rõ và chưa thu hút được sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Các quy định của Luật cũng như các văn bản dưới Luật chưa có quy định rõ những hoạt động được hỗ trợ, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ nên xã hội hóa đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn yếu. Các hoạt động thu hút vốn hỗ trợ thông qua quỹ nhằm hỗ trợ khẩn cấp các trường hợp bị bạo lực gia đình là hết sức cần thiết, song hiện nay, Luật chưa có quy định này. Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Việc thành lập Quỹ cần được luật hóa để đảm bảo tính khả thi. Hiện nay, một số Luật đã quy định việc thành lập Quỹ như: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (2012); Luật Du lịch (2017) và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (2019).

Chưa có quy định cụ thể về chế độ khen thưởng, đền bù thiệt hại cho những người tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều trường hợp người tham gia can ngăn hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhưng pháp luật hiện hành chưa có quy định về hỗ trợ khiến công tác phòng, chống bạo lực gia đình khó huy động sự tham gia của toàn xã hội. Mặt khác, những tổn thương về tâm lý, sang chấn về tâm thần khi phải tiếp xúc trực tiếp hoặc thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; người gây bạo lực gia đình cũng cần được xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện để có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những trường hợp người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình lại là người gây bạo lực gia đình hoặc là người bị bạo lực.

Việc cập nhật số liệu, thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình còn yếu và thiếu độ tin cậy. Quy định báo cáo số liệu về tình hình bạo lực gia đình đang được quy định tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, chưa có sự thống nhất quy định về tiêu chí, biểu mẫu, cách thức và cơ quan đầu mối tổng hợp số liệu. Sự phối hợp, chia sẻ số liệu giữa các ngành còn lỏng lẻo, chưa thống nhất về phương pháp, biểu mẫu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, việc ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành, đặc biệt là xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình, người vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, tăng cường các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, nâng cao chất lượng của công tác hòa giải, thông tin tuyên truyền và khuyến khích xã hội hóa trong phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

Tuệ Văn
(Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Video Player
Thời sự tối 24/5/2025

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 25/05/2025

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Khám phá thế giới
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Các địa phương tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
06:30Thời sự sáng 25.5 TL:
07:00Truyền hình Quân khu 3
07:10Phóng sự: Nguy cơ cháy nổ trong mùa nắng nóng
07:20Chương trình thiếu nhi
07:30Chuyên mục Tiếng nói từ các miền quê
07:45Chuyên mục khuyến nông: Chăm sóc thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ
08:00Phim truyện: Truy nã đặc biệt T16
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Trang thiếu nhi
09:00 Thế giới động vật
09:30Văn Hòa Hòa Bình
09:50Phóng sự: Khó khăn trong công tác quản lý các Di tích văn hóa
10:00 Phim truyện: Ngôi nhà bí mật 41
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phóng sự: Hỗ trợ vốn, đào tạo Kỹ năng giúp phụ nữ phát triển kinh tế bền vững
11:15Khát vọng sống số 401
11:35Phóng sự: Tạo sinh kế cho người nghèo thông qua nguồn tín dụng chính sách
11:45Thời sự trưa 25.5 TL:
12:00Phim truyện: Yêu không lối thoát T20
12:45Khát vọng sống số 400
13:15Thế giới động vật
13:40Bản tin Chính phủ
13:50Phóng sự: Các địa phương tăng cường hoạt động PCLB giảm nhẹ thiên tai
14:05Mảnh ghép cuộc sống
14:30 Có thể bạn chưa biết
14:45Chuyên mục hộp thư truyền hình: Cần có giải pháp trước thực trạng Nhà văn hóa xuống cấp
15:00 Phim truyện: Đội cứu hộ T31
15:45Thời sự trưa 25.5 TL:
16:00Bản tin thế thao 25.5
16:05 Nhìn ra thế giới
16:35Phim tài liệu: Những nét vẽ từ trái tim
17:00Tạp chí Dân tộc và phát triển
17:15Chương trình tiếng Thái
17:30Phim truyện: Mỹ vị nhân gian T29
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Tạp chí Thông tin Kinh tế
18:45 Phóng sự: Điểm mới trong kỳ thi vào lớp 10, năm 2025
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 25.5 TL:
20:15Phóng sự: Kim Bôi với công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát
20:25phim truyện : Yêu không lối thoát T17
21:15Chương trình tiếng Thái
21:30Phim truyện: Nhân tình của tổng tài T25
22:10Chuyên mục Món ngon
22:20Tọa đàm: Hòa Bình với công tác xóa nhà tạm, nhà đột nát
22:40Thời sự Hòa Bình tối 25.5 TL:
22:55Bản tin thể thao 25.5
23:05Phim truyện: Truy nã đặc biệt T18
23:55 GTCT đêm 25.5

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 25/05/2025

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
21°C
1.09m/s 94%
26/05
Weather Hoa binh
25°C
21°C
27/05
Weather Hoa binh
22°C
22°C
28/05
Weather Hoa binh
25°C
22°C