3 bài thuốc trị ho từ thiên nhiên vô cùng lành tính
Trước khi sử dụng thuốc Tây bạn hãy thử chữa ho tại nhà bằng những bài thuốc từ thiên nhiên dưới đây.
Ho và ho có đờm là triệu chứng bệnh thường gặp phổ biến ở những người có sức đề kháng kém ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,... Vào mùa lạnh, triệu chứng ho càng dễ gặp hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mũi - họng thì ho được xem như một phản xạ tự nhiên để tống khỏi bụi bẩn, tác nhân xâm nhập qua đường hô hấp (mũi, họng) gây ra bệnh.
Ho có đờm là do đường thở tiết chất nhờn quyện vào tạp chất.Ho có đờm thường được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Ho mạn tính là khi có triệu chứng ho kéo dài từ 3 tuần trở lên.
Một số nguyên nhân thông thường gây ra các cơn ho có đờm như cảm lạnh, viêm thanh quản, viêm mũi - họng, viêm xoang,...
Tuy nhiên nếu triệu chứng ho kéo dài và không biết nguyên nhân cụ thể thì hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, bởi có thể đó dấu hiệu tiềm ẩn một số bệnh nguy hiểm như: Bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh lao phổi, giãn phế quản, thậm chí ung thư phổi,...
Trong trường hợp ho cấp tính do các nguyên nhân thông thường, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai cần hạn chế hoặc tuyệt đối dùng kháng sinh thì hãy tham khảo một số bài thuốc trị ho có đờm dưới đây vì chúng vô cùng an toàn, lành tính và hiệu quả.
Mật ong
Mật ong là thực phẩm ngọt giúp làm tăng hương vị thực phẩm. Trong mật ong, đường chiếm tỷ lệ 80%; còn lại 20% là nước và các chất khác. Ngoài ra, mật ong còn chứa khoáng chất, sinh tố B, C, các chất amino acid, một ít chất đạm, vài loại men và mấy hợp chất thơm.
Các nghiên cứu cho thấy mật ong có thể được coi là loại thuốc ho tự nhiên. Mật ong có thể làm tan lớp đờm dày và cũng giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng, làm sạch răng miệng nhờ có chất hydrogene peroxide. Mật ong có một lượng lớn các chất kháng khuẩn, giúp làm giảm thời gian tác động của vi khuẩn lên cơ thể. Để giảm ho và long đờm chỉ cần một thìa mật ong (nguyên chất) uống 3 lần/ngày. Có thể kết hợp với mật ong và nước ấm cùng vài giọt nước chanh hoặc quất khuấy đều và uống khi còn ấm. Đây là cách ngăn chặn cơn ho có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Theo nghiên cứu trong gừng tươi có các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic... có giá trị dinh dưỡng khá cao và giúp làm sạch các chất độc khỏi cổ họng và đường hô hấp, vì thế giúp giảm ho. Chất gingerols là hợp chất chống sưng viêm trong gừng giúp giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm các phản ứng dị ứng trong đường hô hấp vì nó có tính kháng histamin giúp bạn đối phó với bệnh suyễn, hen phế quản.
Gừng giúp kích thích tiết chất nhầy, do đó giúp giảm ho khan, có khả năng ức chế sự co bóp của đường hô hấp. Nếu bị ho lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch. Đem giã nhuyễn, cho vào một cốc nước nóng và cho thêm một vài lát chanh tươi, 1 thìa mật ong. Chỉ cần ngậm và nuốt nước hỗn hợp này nhiều lần trong ngày sẽ giảm ho và long đờm. Cũng có thể lấy gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem ngâm với mật ong. Dùng gừng ngậm hoặc có thể nhai rồi bỏ bã. Thực hiện đều đặn mỗi ngày rất hiệu nghiệm.
Tuy nhiên, không sử dụng gừng cho người mắc bệnh trĩ, xuất huyết hoặc bị các bệnh liên quan đến dạ dày và gan. Phụ nữ mang thai và người có thân nhiệt cao cũng nên hạn chế dùng gừng trong thời gian dài.
Lá hẹ
Nghiên cứu gần đây cho thấy, trong lá và củ hẹ có chất sunfua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là odorin có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis... Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ hết tác dụng.
Vì vậy, để chữa bệnh người ta chỉ dùng hẹ dưới dạng hấp chín, không được sắc hoặc đun sôi làm thuốc mất tác dụng. Nước hẹ dễ uống, không cay nóng nên có thể dùng chữa bệnh cho trẻ em. Ngoài ra, lá hẹ giã nát, vắt nước uống có thể chữa ho, đờm nhiều.
Để các cách trên hiệu quả nhanh chóng bệnh nhân ho cần giữ ấm, tránh bị lạnh hằng ngày cần giữ vệ sinh miệng họng sạch sẽ bằng chải răng và súc miệng bằng nước muối ấm. Bằng cách hòa tan 1 thìa muối với nước ấm trong 1 chiếc cốc. Súc miệng trong khoảng 10 - 20 giây, nhổ hỗn hợp ra rồi lại lặp lại đến khi hết cốc nước. Phương pháp này có thể áp dụng từ 3 - 5 lần một ngày.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận