"Thành phố sáng tạo" Hà Nội: Nếu cứ ngồi bàn thì chẳng đi đến đâu!

09:37 29/11

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng khái niệm "thành phố sáng tạo" vẫn mơ hồ với nhiều người dân Thủ đô, vì vậy Hà Nội cần xác định rõ và tạo ra sự gắn kết giữa các chủ thể của một thành phố sáng tạo.

Tháng 10/2019, tròn 20 năm kể từ khi Hà Nội được vinh danh là "Thành phố hòa bình" của UNESCO, Hà Nội chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) trên toàn cầu với danh hiệu "Thành phố thiết kế sáng tạo". 

Phát biểu tại hội thảo “Thiết kế sáng tạo từ nguồn lực văn hóa Thủ đô" do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức, bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh: "Tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO là bước đi đầu tiên nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho mục tiêu nâng cao vị thế và tạo dựng hình ảnh mới, hấp dẫn hơn cho Hà Nội".

Du khách tham quan không gian nghệ thuật công cộng tại Phúc Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nguồn: Nguyễn Thế Sơn
Du khách tham quan không gian nghệ thuật công cộng tại Phúc Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nguồn: Nguyễn Thế Sơn

Tuy nhiên PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho biết 2 năm trôi qua nhưng khái niệm "thành phố sáng tạo" vẫn mờ nhạt. Việc Hà Nội là thành phố sáng tạo trong mạng lưới UCCN vẫn mơ hồ với nhiều người dân. 

Để "thành phố sáng tạo" không là "danh hiệu hão", PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng Hà Nội phải thúc đẩy công nghiệp văn hóa như một ngành kinh tế mũi nhọn, vì "thủ đô văn hiến rất khó phát triển ầm ầm bằng công nghiệp nặng"; đồng thời định vị Hà Nội như một trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu, một trung tâm sáng tạo của cả nước thậm chí của Đông Nam Á.

 Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, để thực sự là thành phố sáng tạo, Hà Nội cần thúc đẩy thiết kế sáng tạo; kết nối giữa truyền thống và hiện đại trong sản phẩm công nghiệp văn hóa; tạo ra cơ chế đầu tư tài chính thu hút vốn và hình thành môi trường thúc đẩy sáng tạo; khai thông các điểm nghẽn về cơ chế hợp tác công tư và đầu tư cho công nghiệp văn hóa. "Hà Nội phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ thì mới có thành phố sáng tạo, còn nếu  cứ ngồi bàn về thành phố sáng tạo thì sẽ không đi đến đâu cả" – PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương nói. 

 Đồng quan điểm về vai trò của hợp tác công tư, PGS.TS Đặng Văn Bài (Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Việt Nam) nhận định "muốn thúc đẩy thành phố sáng tạo thì phải cho nó một cơ chế", vì hiện nay ở Hà Nội đã có sẵn nguồn nhân lực sáng tạo, cùng nhu cầu lớn về hưởng thụ văn hóa của một tầng lớp nhân dân.

Lấy ví dụ trước đây khi cho phép bảo tàng tư nhân, các loại hình sưu tập tư nhân có điều kiện phát triển đã góp phần giúp nhiều bảo vật trở về Việt Nam và nhiều hiện vật được hiến tặng cho bảo tàng, PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng hợp tác công tư là hình thức tốt nhất để thúc đẩy văn hóa sáng tạo.

Bà Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng để thực hiện cam kết với UNESCO, Hà Nội sẽ phải cụ thể hóa bằng các chương trình và kế hoạch hành động dài hạn về tầm nhìn và kết nối các chính sách của Thủ đô, tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng tầm cho lĩnh vực thiết kế sáng tạo, cũng như nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng để từng bước hiện thực hóa các sáng kiến và xây dựng hình ảnh Hà Nội - thành phố sáng tạo.

Trải nghiệm thực tế ảo là sản phẩm mới tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nguồn: Lê Xuân Kiêu
Trải nghiệm thực tế ảo là sản phẩm mới tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Nguồn: Lê Xuân Kiêu

Trên thực tế, PGS.TS Đặng Văn Bài cho biết Hà Nội đã có một số mô hình tốt về sáng tạo văn hóa, trong đó có Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trước đây, ngoài tiếp thu Nho học, khu Văn Miếu có thêm Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài cho Việt Nam. Với nhà Thái Học, vườn Giám, hồ Văn… Văn Miếu dần trở thành không gian sáng tạo với các trưng bày hiện đại, kết hợp công nghệ, ánh sáng, âm thanh để lôi cuốn du khách, từ đó có nguồn lực đầu tư trở lại cho di tích. Đáng chú ý, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã và đang hướng tới hàng loạt đổi mới gồm thuyết minh tự động 12 ngôn ngữ, trợ lý du lịch ảo, tham quan ảo 3D, tái hiện không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lê bằng công nghệ thực tế ảo...

Ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội còn sở hữu hệ thống di sản văn hóa với gần 6.000 di tích, trong đó nhiều nơi có thể trở thành không gian sáng tạo. "Hà Nội nên đổi mới tư duy và đi đầu về hợp tác công tư, đặc biệt là thực hiện các cam kết. Đã gia nhập một tổ chức là phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Hà Nội đã 'nhúc nhích' rồi nhưng tốc độ còn chậm" - PGS.TS Đặng Văn Bài nói./.

Nam Anh/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)

 

 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Cửa tử hắc ám T37
Thời sự trưa 20/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/04/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần thúc đẩy thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống thiên tai
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20Phóng sự: Về với chiến trường năm xưa
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T78
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T711
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T58
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Đánh giá, chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I/2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền BHYT
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T25
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T37
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Nét văn hóa đặc sắc nghề thêu truyền thống của tộc Dao
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T26
22:10Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
22:20Khát vọng sống số 345
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Mặt Nạ T22
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
37°C
2.47m/s 38%
21/04
Weather Hoa binh
34°C
25°C
22/04
Weather Hoa binh
33°C
26°C
23/04
Weather Hoa binh
26°C
24°C