Nhật Bản tìm Philippines và Ấn Độ để củng cố hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

15:06 08/04

Cả Philippines và Ấn Độ đều vướng vào những tranh chấp với Trung Quốc thời gian gần đây, trong đó mối quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh gặp nhiều sóng gió với những bất đồng ở Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự kiến sẽ thăm Ấn Độ và Philippines ngay sau chuyến thăm tới Washington DC để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này được xem như nỗ lực củng cố các giải pháp của Nhật Bản trong việc đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Nhật Bản Suga dự kiến thăm Philippines và Ấn Độ ngay sau chuyến thăm Mỹ. Ảnh: Getty/Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Suga dự kiến thăm Philippines và Ấn Độ ngay sau chuyến thăm Mỹ. Ảnh: Getty/Reuters

Ông Suga dự kiến có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Biden vào ngày 16/4 tới và sẽ là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp tân tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng.

Nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết ông Suga sau đó sẽ tới Manila gặp Tổng thống Rodrigo Duterte và tiếp đó tới New Delhi để thảo luận với Thủ tướng Narendra Modi. Thời điểm chính xác của cả 2 chuyến thăm này vẫn chưa được quyết định do tình hình dịch Covid-19.

Chuyến thăm dự kiến của ông Suga tới Manila và New Delhi diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gây hấn của Bắc Kinh trong khu vực.

Củng cố hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ là một phần của Bộ Tứ (QUAD) cùng với Mỹ, Australia và Nhật Bản. Nhóm này được xem như đối trọng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ấn Độ và Nhật Bản đều đã xây dựng các mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ trong những năm qua. Tháng 9/2020, hai bên ký thỏa thuận cho phép tiếp cận các căn cứ quân sự của nhau.

“Ấn Độ và Philippines là 2 đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản trong khu vực. Ấn Độ là một phần của nhóm an ninh Bộ Tứ, còn Philippines là đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản ở Đông Nam Á. Thủ tướng Suga sẽ muốn thúc đẩy quan hệ với cả 2 nước này để có thêm hậu thuẫn trong việc kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực”, Yuko Ito, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học châu Á tại Tokyo cho biết.

Ấn Độ có tranh chấp biên giới với Trung Quốc kéo dài nhiều tháng, mới đây nhất là vụ đụng độ chết người ở Ladakh hồi tháng 5/2020. Dù căng thẳng đã hạ nhiệt sau khi 2 bên đã đạt được thỏa thuận rút khỏi khu vực ranh giới hồi tháng 2 năm nay, nhưng New Delhi vẫn tìm cách thắt chặt quan hệ với các đối tác QUAD.

Ấn Độ và Philippines lâu nay đều là những nước nhận viện trợ kinh tế của Nhật Bản. Bà Ito cho rằng, ông Suga có thể sẽ tận dụng chuyến thăm của mình để công bố các gói cứu trợ bổ sung, trong đó có cả trợ giúp về vaccine ngừa Covid-19. Philippines, hiện dựa chủ yếu vào nguồn cung cấp vaccine của Trung Quốc, và điều này khiến Manina chịu sức ép từ Bắc Kinh.

Tổng thống Duterte vẫn thường thể hiện sẵn sàng làm việc với chính phủ Trung Quốc, mặc dù mối quan hệ song phương những tuần gần đây trở nên căng thẳng sau sự xuất hiện của hàng trăm tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

Những bất đồng hiện nay đặt Manila vào một vị thế khó khăn. Báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore cho thấy 80% quan chức chính phủ và các học giả Philippines coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Xây dựng liên minh đối phó Trung Quốc

Stephen Nagy, một giáo sư liên kết về quan hệ quốc tế tại Tokyo cũng cho rằng, thời điểm ông Suga thăm Philippines – ngay sau khi trở về từ Washington – là điều đáng chú ý.

“Ông Suga sẽ truyền tải thông điệp tới Manila rằng, Nhật Bản sẽ bảo vệ và ủng hộ Philippines ở Biển Đông. Còn với Ấn Độ, Nhật Bản muốn nhấn mạnh rằng, New Delhi là một đồng minh, đối tác quan trọng và gần gũi nhất của Tokyo trong khu vực”, theo ông Nagy.

Nhật Bản nhấn mạnh rằng, nước này đang làm việc với các quốc gia “cùng chí hướng” trong khu vực để xây dựng một liên minh mà họ Tokyo cho là sẽ đem lại cơ hội tốt hơn để đối phó các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở các khu vực tranh chấp.

Theo ông Nagy, hành động của Trung Quốc ở Đá Ba Đầu cũng được xem như lời cảnh báo tới Nhật Bản, bởi Bắc Kinh có thể dễ dàng điều hàng trăm tàu cá tới các vùng biển gần các khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo Senkaku không có người ở do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Tháng trước, Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Koshikawa Kazuhiko tuyên bố Nhật Bản phản đối bất cứ hành động nào làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình trong khu vực./.

Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo SCMP
( Nguồn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
Thời sự trưa 20/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/04/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần thúc đẩy thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống thiên tai
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20Phóng sự: Về với chiến trường năm xưa
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T78
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T711
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T58
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Đánh giá, chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I/2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền BHYT
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T25
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T37
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Nét văn hóa đặc sắc nghề thêu truyền thống của tộc Dao
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T26
22:10Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
22:20Khát vọng sống số 345
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Mặt Nạ T22
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
35°C
1.24m/s 43%
21/04
Weather Hoa binh
34°C
25°C
22/04
Weather Hoa binh
33°C
26°C
23/04
Weather Hoa binh
26°C
24°C