Ấn Độ lo nơm nớp trước kế hoạch của Trung Quốc xây đập “khủng” gấp 3 lần đập Tam Hiệp

21:31 11/04

Kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một đập lớn ở Tây Tạng có khả năng tạo ra sản lượng điện nhiều gấp 3 lần đập Tam Hiệp -  nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới, đã khiến các nhà bảo vệ môi trường và quốc gia láng giềng Ấn Độ lo ngại.

Tham vọng của Trung Quốc

Công trình này sẽ được xây dựng trên sông Yarlung Tsangbo, ở đoạn trước khi con sông ra khỏi Himalaya và chảy vào Ấn Độ, dọc theo hẻm núi dài nhất và sâu nhất thế giới nằm ở độ cao hơn 1.500m. Yarlung Tsangbo là một trong những con sông lớn của châu Á bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ, Bangladesh và đổ ra vịnh Bengal (con sông này mang tên Brahmaputra khi đến Ấn Độ và là Meghna khi chảy vào Bangladesh).

Một đập thuỷ điện trên sông Brahmaputra. (Ảnh: Indiandefencereview)Một đập thuỷ điện trên sông Brahmaputra. (Ảnh: Indiandefencereview)

Dự án thủy điện tại huyện Medog ở Tây Tạng dự kiến sẽ phá vỡ kỷ lục của đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, ở miền Trung Trung Quốc, với công suất dự kiến đạt 300 tỷ kw điện mỗi năm. Dự án đầy tham vọng này cũng được đề cập trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc tại Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 3/2021. Tuy vậy, giới chức Trung Quốc vẫn chưa công bố chi tiết, khung thời gian và ngân sách cho dự án. Trước đó, Trung Quốc đã triển khai xây dựng một số dự án thủy điện nhỏ hơn trên con sông này.

Tháng 10/2020, giới chức Tây Tạng đã ký một “thỏa thuận hợp tác chiến lược” với PowerChina – công ty  chuyên xây dựng các dự án thủy điện. Bày tỏ niềm đam mê với “khu vực được cho là giàu có nhất thế giới về tài nguyên thủy điện này”, ông Yan Zhiyong, người đứng đầu công ty PowerChina giải thích rằng, con đập sẽ tạo ra nguồn điện dồi dào nhờ độ dốc lớn của dòng sông ở quãng này.

Bắc Kinh cho rằng dự án là một giải pháp thân thiện với môi trường để thay thế cho việc sử dụng nhiên liệu hóa thách, tuy nhiên, nó có nguy cơ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà bảo vệ môi trường, giống như những gì từng xảy ra với đập Tam Hiệp. Đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994 đến 2012, chắn ngang sông Dương Tử, đoạn chảy qua tỉnh Hồ Bắc, và hiện là đập thủy điện lớn nhất trên thế giới.

Đập Tam Hiệp đã tạo ra một hồ chứa nước khổng lồ với diện tích bề mặt hơn 1.000km2, khiến 1,4 triệu người dân phải sơ tán. Để hoàn thành công trình, 40.000 công nhân đã làm việc không ngơi nghỉ trong 17 năm, với chi phí hàng chục tỷ USD.

Ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson tại Washington D.C, Mỹ nhận định: “Việc xây dựng một con đập có kích cỡ siêu lớn có thể là một ý tưởng tồi vì nhiều lý do”. Không chỉ nổi tiếng với các hoạt động địa chấn mạnh, khu vực mà Trung Quốc dự kiến xây siêu đập còn có hệ đa dạng sinh thái độc nhất. Theo ông Brian Eyler, con đập mới có thể ngăn chặn sự di cư của các loài cá và dòng chảy phù sa giúp đất đai trở nên màu mỡ ở hạ lưu trong mùa lũ.

Còn Tempa Gyaltsen Zamlha, chuyên gia môi trường tại Viện Chính sách Tây Tạng cho rằng, dự án có thể đối mặt với rủi ro về sinh thái lẫn chính trị. Phát biểu với AFP, ông Tempa Gyaltsen Zamlha cho biết: “Chúng tôi có di sản văn hóa rất phong phú ở trong khu vực này. Vì thế, bất cứ công trình xây dựng đập nào cũng có thể hủy hoại hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các di sản đó”. Theo ông Tempa Gyaltsen Zamlha, dự án xây đập sẽ buộc nhiều người dân địa phương phải rời bỏ nhà cửa.

Nguy cơ bùng nổ "cuộc chiến nước"

Giới phân tích lo ngại căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể chuyển hướng từ khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya sang dòng chảy từ dãy núi cao nhất thế giới này. Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về dự án xây dựng siêu đập của Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích nhận định, Trung Quốc có ý định dùng siêu đập trên sông Yarlung Zangbao để kiểm soát dòng chảy, gây áp lực với các nước hạ lưu, giống như những gì nước này đã làm với sông Mekong. Một số ý kiến khác cho rằng, Bắc Kinh đang có ý đồ kiểm soát nguồn nước của cả khu vực Nam Á.

Trong một bài bình luận trên tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India), nhà khoa học chính trị Brahma Chellaney đánh giá: “Cuộc chiến nước là một yếu tố quan trọng của chiến tranh. Trung Quốc có thể tận dụng sức mạnh ở thượng nguồn để kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu nhất”.

Chuyên gia này cảnh báo, rủi ro liên quan đến các hoạt động địa chấn sẽ khiến con đập trở thành một “quả bom nước” có thể phát nổ bất cứ lúc nào và đe dọa cuộc sống của người dân ở khu vực hạ lưu.

Để đối phó với kế hoạch xây siêu đập của Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra ý tưởng xây dựng một con đập khác trên sông Brahmaputra nhăm tăng cường việc trữ nước và vô hiệu hóa ảnh hưởng của dự án mà Bắc Kinh theo đuổi.  

“Vẫn còn nhiều thời gian để đàm phán với Trung Quốc về tương lai của siêu đập và ảnh hưởng mà nó tạo ra”, chuyên gia Eyler nói, song ông cũng lưu ý “kết quả đàm phán thất bại sẽ khiến Ấn Độ xây dựng một con đập khác ở hạ lưu”./.

Hồng Anh/VOV.VN (Biên dịch)
Theo CNN
( Nguỗn VOV.VN)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Bản tin thể thao
Thời sự tối 23/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 23/04/2024

05:30Hình hiệu sáng 23.4+ Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu trẻ
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục XD Đảng: Điểm sáng về mô hình học tập và làm theo lời Bác
06:30Thời sự sáng 23.4+ Dự báo thời tiết
07:00Phóng sự: Các điểm du lịch sẵn sàng phục vụ đón khách dịp lễ 30.4
07:10Chuyên mục: Hiệu quả CLB liên thế hệ
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương TPHB
07:45Trang địa phương huyện Yên Thủy
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T21
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Vòng quanh thế giới
09:10Phóng sự: Cần gia tăng giá trị nông sản xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình
09:20Chuyên mục CCHC: Sự hài lòng của người dân đối với cơ quan công quyền của Nhà nước
09:30Thế giới động vật
10:00Phim truyện: An gia thiên hạ T2
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T714
11:20Phóng sự: Gặp gỡ những CCB ở tuyến đầu chiến dịch Điện Biên phủ
11:45Thời sự trưa 23.4
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T61
12:45Chương trình VHNT
13:15Hành trình khám phá
13:40Phóng sự: Lan tỏa những tấm gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T713
14:05Nhìn ra tỉnh bạn
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:45 Phóng sự: Hiệu quả thực hiện quản lý, khai thác nguồn lực KTXH
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T28 (Hết)
15:45Thời sự trưa 23.4
16:00Bản tin thể thao
16:05Giai điệu quê hương
16:35Tạp chí Văn hóa xã hội
16:50CM HTTH: Lạc Thủy cần xử lý các CSSX gây ô nhiễm môi trường
17:00Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ
17:15CM SMVH: Nét văn hóa đặc sắc trong nghề thêu truyền thống của người Dao
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T40
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương huyện Cao Phong
18:45Trang địa phương huyện Lạc Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 23.4 + Dự báo thời tiết
20:15Phóng sự: Văn hóa đọc – Giá trị cốt lõi đến với tri thức
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T10
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Kế hoạch báo thù T1
22:10Chuyên mục Diễn đàn cử tri: Kim Bôi kiểm tra các công trình, dự án chậm triển khai
22:20Thời sự Hòa Bình tối 23.4
22:45Bản tin thể thao
22:50Chương trình tiếng Thái
23:05Phim truyện: Mặt Nạ T25

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 23/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:01Chương trình Tiếng mường
05: 30Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Giai điệu quê hương
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Giai điệu quê hương
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10Quà tặng cuộc sống
16:30CT Văn hóa Hòa Bình
16: 40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19: 00CM bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
19: 15CT PT khoa giáo
19:30Giới thiệu nối VOV
21:30CT Văn hóa Hòa Bình
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00 Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
25°C
0.46m/s 90%
24/04
Weather Hoa binh
29°C
25°C
25/04
Weather Hoa binh
35°C
24°C
26/04
Weather Hoa binh
38°C
25°C