Sởi lan ra 43 tỉnh, thành – Bộ Y tế quyết liệt ứng phó

09:19 20/02

 Số ca mắc bệnh sởi đang gia tăng tại một số tỉnh, thành miền Nam và miền Bắc. Dự báo, số ca mắc có thể tiếp tục ghi nhận trong thời gian tới. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng cách chủ động phòng, chống dịch bệnh sởi, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Xin ông cho biết tình hình diễn biến dịch bệnh sởi đến thời điểm hiện nay ở nước ta như thế nào?

Ông Đặng Quang Tấn: Trên thế giới hiện nay đã có hơn 180 quốc gia có lưu hành sởi trong năm 2018 và đầu năm 2019. Trong đó, 11 nước trong khu vực Đông Nam Á đều ghi nhận ca mắc sởi trong thời gian này. Ngay cả nước một số nước ở châu Âu, mặc dù đã thanh toán được dịch bệnh sởi, nhưng trong năm 2018 và đầu năm 2019 đã ghi nhận quay trở lại của dịch bệnh này như Italia, Ucraina… Nguyên nhân đều được chỉ ra là do tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh không đạt như yêu cầu.

Việt Nam cũng đang nằm trong bối cảnh đó. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, toàn quốc ghi nhận 429 trường hợp mắc sởi dương tính trong tổng số 5.246 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, không có trường hợp tử vong.

Hiện cả nước đã có 43 tỉnh, thành ghi nhận rải rác các trường hợp mắc sởi. Các tỉnh, thành có số mắc cao như: Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau, Điện Biên, Yên Bái.

Tuy nhiên, so sánh số ca mắc với thế giới, số ca mắc sởi ở nước ta thấp hơn so với thế giới, đặc biệt, số ca mắc ghi nhận tại thời điểm này vẫn thấp hơn so với số ca mắc trung bình 5 năm gần đây, trừ thời điểm đỉnh dịch năm 2014. Vì ngay trong năm 2018, Bộ Y tế đã triển khai, chỉ đạo quyết liệt việc tiêm vaccine sởi - rubella cho các tỉnh có nguy cơ và những đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng.

Mặc dù số ca mắc hiện nay vẫn thấp hơn so với trung bình 5 năm gần đây, nhưng so với cùng kỳ năm 2018, hiện nay số ca mắc tại một số địa phương tăng đột biến, có nơi tăng hơn 10 lần, điển hình như Hà Nội. Điều này có cho thấy dịch bệnh đang diễn biến bất thường không, thưa ông?

Ông Đặng Quang Tấn: Theo thống kê cùng kỳ này năm ngoái, Hà Nội ghi nhận khoảng 20 ca bệnh, hiện nay ghi nhận 192 ca mắc. Đúng là số mắc tăng gấp 10 lần, nhưng số ca mắc này tăng là do tỷ lệ dân di cư từ các địa phương khác về Thủ đô tăng cao, số trẻ này rất khó kiểm soát và quản lý cả về tiêm chủng.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, hầu hết trẻ mắc bệnh sởi đều không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%), chủ yếu ca mắc ở trẻ dưới 5 tuổi. Chỉ có 1,3% trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn mắc sởi.

Ngoài ra, hiện nay, do bệnh sởi đang ghi nhận tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á, nên sự giao lưu giữa các quốc gia có thể khiến bệnh lây lan rộng nếu cộng đồng chưa có kháng thể (không được tiêm vaccine phòng bệnh) vì bệnh sởi lây qua đường hô hấp, rất dễ lây.

Tiêm vaccine phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh sởi và tại sao trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm vaccine sởi) vẫn mắc bệnh, thưa ông?

Ông Đặng Quang Tấn: Bệnh sởi có thể ghi nhận ở mọi lứa tuổi như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trưởng thành… Ở phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi là do chưa từng được tiêm vaccine sởi hoặc chưa từng mắc bệnh sởi. Đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi mà bị mắc bệnh là do không miễn dịch từ mẹ sang con nên dễ mắc bệnh.

Như vậy, có thể khẳng định, nếu không tiêm chủng thì khi tiếp xúc với trường hợp có sởi, chắc chắn sẽ bị lây bệnh, thậm chí có thể lây rộng cộng đồng nếu cộng đồng chưa có kháng thể.

Những người đã tiêm đầy đủ 2 mũi phòng bệnh sởi hoặc người đã mắc bệnh sẽ có miễn dịch lâu dài, khả năng mắc và lây bệnh rất khó, trường hợp chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm rất dễ lây.

Với số ca bệnh sởi vẫn tiếp tục ghi nhận gia tăng như hiện nay, Bộ Y tế có lo ngại vấn đề gì và có nhận định như nào về tình hình dịch bệnh cũng như biện pháp phòng chống bệnh trong thời gian tới?

Ông Đặng Quang Tấn: Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, chúng ta không được chủ quan. Trước hết, phải làm tốt công tác cách ly bệnh nhân mắc sởi trong các cơ sở điều trị, phân luồng điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với những bệnh nhân nhẹ chỉ cần cách ly ở nhà, ăn uống đầy đủ dĩnh dưỡng là trẻ có thể bình phục, không nhất thiết phải đưa vào bệnh viện.

Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh sởi có thể tiếp tục ghi nhận nhiều ca mới tại các tỉnh do trẻ không được tiêm chủng hoặc không tiêm đầy đủ, thời tiết mùa đông xuân cũng là điều kiện thuận lợi cho virus sởi lây truyền, người dân di biến động trong dịp tết tăng cao. Hiện dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, nên nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Vì vậy, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo.

Đôn đốc các tỉnh, thành triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi-rubella cho 57 tỉnh, thành có nguy cơ cao hoặc tại những tỉnh, thành có số mắc cao hoặc tăng đột ngột, lưu ý các địa bàn có di biến động dân cư cao, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh sởi tại cộng đồng và cơ sở y tế; đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh và các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Vấn đề lo ngại nhất hiện nay là tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh, ngành Y tế đặc biệt nhấn mạnh rõ lợi ích của việc tiêm vaccine phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Cảm ơn ông!

Thúy Hà (thực hiện)( nguồn Báo Chính phủ.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Mặt Nạ T21
Thời sự tối 19/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/04/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần thúc đẩy thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống thiên tai
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20Phóng sự: Về với chiến trường năm xưa
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T78
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T711
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T58
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Đánh giá, chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I/2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền BHYT
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T25
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T37
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Nét văn hóa đặc sắc nghề thêu truyền thống của tộc Dao
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T26
22:10Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
22:20Khát vọng sống số 345
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Mặt Nạ T22
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
few clouds
26°C
1.43m/s 67%
21/04
Weather Hoa binh
34°C
25°C
22/04
Weather Hoa binh
33°C
26°C
23/04
Weather Hoa binh
26°C
24°C