Thuốc chữa COVID-19 của Hàn Quốc đạt hiệu quả cao

15:33 13/01

Theo hãng tin Yonhap, ngày 12/1, tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Hàn Quốc Celltrion Inc. cho biết thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng (CT-P59) của công ty này đã cho thấy hiệu quả điều trị cao hơn so với các loại thuốc của Mỹ.

 
Thuốc CT-P59 của Celltrion
Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đang xem xét cấp phép có điều kiện cho thuốc CT-P59 , mở đường cho việc sản xuất và sử dụng thuốc điều trị COVID-19 “made in Korea” đầu tiên.

Celltrion cho biết thêm loại thuốc này đã cho thấy hiệu quả cao hơn so với 2 thuốc điều trị COVID-19 do các công ty dược phẩm Mỹ - Eli Lilly và Regeneron Pharmaceuticals, phát triển. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ trước đó đã cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho 2 loại thuốc này.

Celltrion đã thử nghiệm thuốc trên 327 bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ đến trung bình để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của CT-P59. Công ty cũng có kế hoạch nộp đơn xin EUA và xin giấy phép tiếp thị có điều kiện lên Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cho CT-P59 trong những tháng tới.

Sử dụng thuốc viêm khớp để chữa COVID-19

Nghiên cứu công bố mới đây cho thấy thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp Actemra, hay còn gọi là tocilizumab, do Đại học Osaka và công ty dược phẩm Chugai phối hợp với một số tổ chức khác của Nhật Bản bào chế, có khả năng giúp tăng tỷ lệ sống sót của các bệnh nhân COVID-19 nguy kịch.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng do các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) và một số tổ chức khác phối hợp thực hiện, tỷ lệ tử vong ở khoảng 350 bệnh nhân COVID-19 sử dụng Actemra là 28% - thấp hơn 7,5 điểm phần trăm so với khoảng 400 bệnh nhân COVID-19 khác không sử dụng thuốc này. Một loại thuốc viêm khớp dạng thấp khác cũng cho kết quả tương tự.

Thuốc Actemra có tác dụng kiềm chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Hiện thuốc này đang được Nhật Bản, Anh và một số nước trên thế giới sử dụng để điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng.

Ngoài loại thuốc trên, giới chức y tế Nhật Bản vừa quyết định mở rộng việc sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir trong điều trị, theo đó có thể dùng thuốc này cho nhóm bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.

Trước đó, thuốc Remdesivir chỉ được sử dụng hạn chế trên các bệnh nhân nặng, phải sử dụng tới máy thở. 

Lý giải về quyết định trên, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho biết Bộ đã nhận được các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng bổ sung từ nhà sản xuất và xác nhận tính hiệu quả của Remdesivir ở các bệnh nhân khác ngoài nhóm bệnh nhân nguy kịch.

Tuy nhiên, do nguồn cung có hạn nên thuốc Remdesivir chỉ được phân phối tới các cơ sở y tế dự định sẽ sử dụng thuốc này để chữa trị cho các bệnh nhân nguy kịch.

Thuốc remdesivir từng thu hút sự chú ý trên toàn thế giới như một phương pháp điều trị hiệu quả đối với COVID-19 hồi mùa Hè năm ngoái sau khi các thử nghiệm ban đầu cho thấy một số hứa hẹn.

Thuốc này hiện được cấp phép sử dụng điều trị bệnh nhân COVID-19 ở hơn 50 quốc gia. Tại Nhật Bản, thuốc được cấp phép lưu hành vào tháng 5/2020.  

Trong một diễn biến liên quan khác, theo CNN, một công trình nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy hầu hết các bệnh nhân đã phải nhập viện vì nhiễm COVID-19 vẫn gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau- bao gồm cả mệt mỏi và khó ngủ- 6 tháng sau khi họ bị nhiễm phải căn bệnh nguy hiểm này.

Nghiên cứu trên 1.700 bệnh nhân được điều trị tại thành phố Vũ Hán (thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc), tâm chấn ban đầu của đại dịch COVID-19, cho thấy 76% số bệnh nhân gặp phải ít nhất một triệu chứng vài tháng sau khi họ đã được xuất viện.

Những phát hiện này chỉ ra rằng ngay cả những người đã bình phục sau khi bị nhiễm bệnh COVID-19 cũng có thể bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Công trình nghiên cứu trên đã được công bố hôm 8/1 trên tạp chí y khoa The Lancet.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã liệt kê mệt mỏi, khó thở, ho, đau khớp và đau ngực là những triệu chứng kéo dài được báo cáo phổ biến nhất. Những triệu chứng khác, ví dụ như khó suy nghĩ và tập trung - được gọi là "sương mù não, "trầm cảm và đau đầu, cũng được báo cáo ở những người mắc bệnh COVID-19 dài ngày.

Trong khi đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh hồi tháng 8 cho thấy khoảng 10% số bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài hơn 12 tuần.

H.Phương( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
Thời sự trưa 20/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/04/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần thúc đẩy thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống thiên tai
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20Phóng sự: Về với chiến trường năm xưa
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T78
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T711
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T58
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Đánh giá, chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I/2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền BHYT
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T25
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T37
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Nét văn hóa đặc sắc nghề thêu truyền thống của tộc Dao
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T26
22:10Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
22:20Khát vọng sống số 345
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Mặt Nạ T22
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
35°C
1.24m/s 43%
21/04
Weather Hoa binh
34°C
25°C
22/04
Weather Hoa binh
33°C
26°C
23/04
Weather Hoa binh
26°C
24°C