Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình 2 vấn đề tại Quốc hội

09:00 29/10

Chiều 26/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã giải trình, làm rõ hơn các vấn đề về quản lý ngành, giải đáp băn khoăn mà các đại biểu Quốc hội đề cập trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu.

“Giáo dục và đào tạo có liên quan đến mọi người, mọi nhà, trong đó có những vấn đề mà nhận thức ra rồi nhưng khắc phục cũng cần phải có thời gian và có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của toàn dân”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mở đầu phần phát biểu của mình.

Nói về việc tổ chức thi, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo yêu cầu: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội,  mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.

Thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Nghị quyết 44), trong đó xác định “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đại học, cao đẳng... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện theo đúng chủ trương này và có lộ trình.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đây là kỳ thi Bộ cân nhắc rất nhiều trong các phương án. Công tác chuẩn bị đề thi là vô cùng quan trọng và Bộ đã rất cố gắng, sau từng năm đều cải thiện, nâng cao tốt hơn. Công tác bảo mật đề thi bằng công nghệ phần mềm cũng được chú trọng, bên cạnh đó là khâu tổ chức chấm thi, thanh tra và các công tác khác.

Mục tiêu đặt ra là giảm áp lực, đỡ tốn kém cho xã hội thì điều đó đã được chứng minh rõ, nhiều phụ huynh, học sinh đón nhận phương án này. Tính khách quan, trung thực, đổi mới qua phương pháp trắc nghiệm cũng đã được thể hiện khá rõ, tỷ lệ quay cóp giảm rất nhiều so với trước kia, Bộ trưởng cho hay.

Về độ trung thực, ông cho biết, kỳ thi nào cũng có vi phạm. Khi xảy ra hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, Bộ đã báo cáo Thủ tướng chỉ đạo ngay, cùng với Bộ Công an vào cuộc với quan điểm là "phải làm đến nơi, đến chốn, sai đến đâu xử đến đó". Đến nay, đã chính thức xử lý 11 cán bộ, giáo viên, 151 học sinh và tới đây vẫn tiếp tục chỉ đạo xử lý, tinh thần sai là sửa và sửa nghiêm.

Bộ trưởng cho biết, Bộ đã rà soát lại ngay toàn bộ quy trình thi và chấm thi. Quy trình đầy đủ nhưng một số khâu, đặc biệt là khâu chuẩn bị câu hỏi chuẩn hóa và ra đề thi phải tốt hơn. Về phần mềm, ông thừa nhận chưa lường hết khâu công nghệ để mã hóa code đề thi, đây là một trong những sơ hở. Bộ đã họp toàn bộ các giám đốc sở để bàn về vấn đề này và rút kinh nghiệm. Chính Bộ cũng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức để rút kinh nghiệm cho kỳ thi sau.

"Qua kỳ thi, chúng tôi cũng rút kinh nghiệm sâu sắc ở chỗ làm sao tăng chất lượng và số lượng câu hỏi thi, tăng tính phân hóa. Đây là mục tiêu chủ yếu, trước hết là để dành cho đánh giá tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng thời là cơ sở đánh giá, điều chỉnh nội dung của chương trình, do vậy duy trì kỳ thi là cần thiết", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Theo ông, năm tới vẫn tiếp tục ổn định kỳ thi này, mục tiêu ra đề thi bám sát trình độ phổ thông, trong đó có phân hóa ở mức độ cần thiết, trên cơ sở đó các trường đại học, cao đẳng làm cơ sở xét tuyển đầu vào.

Một bộ sách giáo khoa gây cứng nhắc

Về vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Nghị quyết 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội khóa X kết luận có một bộ sách giáo khoa được sử dụng trong cả nước và bàn giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Như vậy, theo Luật Xuất bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao việc biên soạn và biên tập, chỉnh lý, in ấn phát hành cho Nhà xuất bản Giáo dục.

Trong quá trình thực hiện có điều tốt là một chương trình phổ biến trong toàn quốc, rất nhiều vùng giáo viên khác nhau với trình độ khác nhau cũng ổn định, học cũng như dạy ổn định. Tuy nhiên, rất nhiều thầy cô dựa vào sách giáo khoa và phụ thuộc sách giáo khoa dẫn đến cứng nhắc, dập khuôn máy móc thì đây là một bất cập.

Vì một bộ sách giáo khoa chưa khai thác được trí tuệ của các ngành, các tầng lớp, do vậy Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội thống nhất khi đổi mới chương trình có một số sách giáo khoa để khắc phục điểm này.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, một bộ sách giáo khoa trong bối cảnh như vừa rồi quản lý cũng phức tạp. Tới đây, áp dụng một chương trình, một bộ sách giáo khoa có thể dẫn đến tình trạng là có một số sách không phải nhà xuất bản nào cũng có hoặc trình độ không đồng đều, giáo viên các vùng miền tham gia giảng dạy cũng khác nhau. Chính vì vậy, trong Nghị quyết 88 của Quốc hội đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trước mắt tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, sau đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện để tham gia, mở rộng.

"Ở đây mỗi phương án có điểm thuận và không thuận. Nhưng đợt đổi mới lần này, chúng ta có cách tiếp cận rất căn bản, trước kia đổi mới từ sách giáo khoa, dựa vào sách giáo khoa, còn bây giờ thiết kế theo Nghị quyết 88 là dựa vào chương trình, chương trình tổng thể, theo từng môn học. Từ chương trình ấy mới viết sách giáo khoa. Như vậy sách giáo khoa là một tài liệu quan trọng để thể hiện phương án, mục tiêu, chương trình, phương pháp. Bên cạnh đó, một số tài liệu khác theo tiêu chuẩn quốc tế và nước nào cũng làm như vậy", Bộ trưởng nói.

Khi thiết kế sách giáo khoa tạo cơ hội để các thầy cô giáo sáng tạo về mặt phương pháp và linh hoạt vùng miền, vì thiết kế chương trình 80% là khung thống nhất toàn quốc, còn 20% là đặc điểm vùng, miền chuyên biệt, địa phương, tạo sự linh hoạt./.

( Nguồn Chinhphu.vn)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Cửa tử Hác ám T58
Thời sự trưa 20/4/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 20/04/2024

05:30Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Giai điệu quê hương
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Phóng sự: Giáo dục truyền thống cho học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ
06:30Thời sự sáng
06:55Phóng sự: Cần thúc đẩy thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống thiên tai
07:05Chuyên mục An ninh Hòa Bình
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
07:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
08:00Phim truyện: Mặt Nạ T18
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Hành trình khám phá
09:20Phóng sự: Về với chiến trường năm xưa
09:35Mảnh ghép cuộc sống
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T78
10:45Chương trình tiếng Mường
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T711
11:15Thể thao bốn phương
11:30Phóng sự: Cần tập trung nguồn lực giải ngân vốn đầu tư công
11:45Thời sự trưa
12:00Phim truyện: Cửa tử Hác ám T58
12:45Tình khúc Belero
13:15 Thế giới quanh ta
13:40Phóng sự: Đánh giá, chất lượng, hiệu quả công tác CCHC quý I/2024
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T710
14:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T59
14:30 Chương trình tiếng Thái
14:45CM ASXH: Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền BHYT
15:00Phim truyện: Thập điện âm dương T25
15:45Thời sự trưa
16:00Bản tin thể thao
16:05Nhịp cầu âm nhạc
16:35Vòng quanh thế giới
17:00Trang thiếu nhi
17:15Phóng sự: Những tấm gương người tàn tật nghị lực trong cuộc sống
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T37
18:15Ch¬ương trình thiếu nhi
18:30Chuyên mục: Tiếng nói từ các miền quê
18:45Trang địa phương huyện Kim Bôi
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối
20:15Chuyên mục SMVH: Nét văn hóa đặc sắc nghề thêu truyền thống của tộc Dao
20:25Phim truyện: 40 ngày yêu T8
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T26
22:10Phóng sự: Sản phẩm hàng hóa của Hòa Bình vươn xa với thương hiệu Việt
22:20Khát vọng sống số 345
22:30Thời sự Hòa Bình tối
22:55Bản tin thể thao
23:00Chương trình tiếng Thái
23:10Phim truyện: Mặt Nạ T22
23:55 GTCT đêm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 20/04/2024

05:00Nhạc hiệu +Giới thiệu chương trình
05:05Chương trình Tiếng mường
05: 59Chương trình thời sự sáng
06: 00Giới thiệu nối sóng (VOV)
09:00Sắc màu văn hóa
09:30Chương trình phát thanh Đời sống xã hội
10:10Quà tặng cuộc sống
10: 30Chương trình tiếng Mường
11:00Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
11:30Chương trình Thời sự
12:00Giới thiệu nối sóng (VOV)
15:00Giới thiệu nối sóng PT HÒA BÌNH
15:01Sắc màu văn hóa
15:30Chương trình phát thanh Đời sống xã Hội
16:10CT quà tặng cuộc sống
16:30CM Diễn đàn trẻ em
16:40Chương trình Tiếng Thái
17: 00Chương trình thời sự chiều
17:30Chương trình Phát thanh Dòng chảy cuộc sống
18:00Chương trình Tiếng Mường
18:30Chương trình Thời sự tối
19:00Giao lưu Văn hóa các dân tộc
19:30Giới thiệu nối sóng (VOV)
21:30CM Diễn đàn trẻ em
21:40Quà tặng cuộc sống
22:00Chào cuối ngày
HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
Mây rải rác
38°C
2.54m/s 34%
21/04
Weather Hoa binh
34°C
25°C
22/04
Weather Hoa binh
33°C
26°C
23/04
Weather Hoa binh
26°C
24°C