Đề xuất tinh gọn tổ chức các sở, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh

15:06 17/04

Theo dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ có 4 sở, ngành được đề xuất giữ nguyên và tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, còn lại các sở, ngành, cơ quan tham mưu giúp việc khác đều nằm trong diện có thể sáp nhập lại với nhau, hoặc hợp nhất với các cơ quan của Đảng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính có thể được hợp nhất thành Sở Tài chính – Kế hoạch

Thí điểm sáp nhập một số sở, ngành, cơ quan chuyên môn

Bộ Nội vụ cho biết, tại dự thảo, Bộ đề xuất tổ chức các sở được sắp xếp, hoàn thiện theo hướng tinh gọn như sau:

Đối với 17 sở đang tổ chức thống nhất trong cả nước hiện nay (theo quy định tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP) được chia thành 3 nhóm như sau: Nhóm 1, các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm bảo đảm giữ ổn định và phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hoặc sở tham mưu quản lý chuyên ngành chuyên sâu có tính ổn định cao, gồm 4 sở: Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; Lao động – Thương binh và Xã hội; Y tế.

Nhóm 2, các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất, gồm 10 sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Văn hóa, Thể thao); Thông tin và Truyền thông.

Nhóm 3, các sở giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thực hiện thí điểm hợp nhất theo Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 56/2017/QH14 gồm: Sở Nội vụ (thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức); Thanh tra tỉnh (thí điểm hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra); Văn phòng UBND cấp tỉnh (thí điểm hợp nhất với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh).

Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch – Kiến trúc thuộc UBND thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập (Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch) giao UBND cấp tỉnh trình Hội động nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập; thành lập hoặc không thành lập (kể cả khi đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập).

Sáp nhập để quản lý hiệu quả hơn

Phân tích cơ sở của việc sáp nhập các sở, ngành, Bộ Nội vụ cho biết: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính chức năng, nhiệm vụ có mối quan hệ liên thông với nhau. Việc hợp nhất 2 sở này sẽ tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách và một số lĩnh vực liên quan được hiệu quả hơn, bảo đảm việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của địa phương được gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách, hạn chế tối đa sự giao thoa về nhiệm vụ giữa 2 sở này vốn kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chính phủ. Trường hợp hợp nhất các sở này sẽ có tên gọi là Sở Tài chính – Kế hoạch.

Về hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng, theo Bộ Nội vụ, việc hình thành và phát triển các không gian đô thị hiện đại không thể tách rời giữa quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch hạ tầng giao thông, nhất là khi Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai các dự án theo các hình thức đầu tư công – tư (BOT, BT, PPP…) luôn đòi hỏi có sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển giao thông với đô thị. Vì vậy, việc hình thành một cơ quan quản lý thống nhất hai lĩnh vực này sẽ bảo đảm nâng cao tính hiệu quả, khắc phục những bất cập chồng chéo, thiếu đồng bộ trong quản lý hạ tầng đô thị. Trường hợp hợp nhất các sở này thì có tên gọi mới là Sở Giao thông vận tải – Xây dựng.

Đối với phương án hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Công Thương, Bộ Nội vụ cho rằng, tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng về công nghiệp và dịch vụ thì yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn so với các ngành, lĩnh vực khác là không lớn nên không cần thiết thành lập 1 sở chuyên trách tham mưu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong trường hợp hợp nhất các sở này có tên gọi là Sở Công nghiệp, Nông nghiệp và Thương mại…

Giảm từ 46 – 88 sở trên cả nước

Bộ Nội vụ đề xuất 2 phương án về khung số lượng các sở, như sau:

Phương án 1: Bộ Nội vụ đề xuất tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập đảm bảo không vượt quá số lượng sở hiện có và khung số lượng sở của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cụ thể, đảm bảo không quá 20 sở đối với thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; không quá 19 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I; không quá 18 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II; không quá 17 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại III. Theo phương án này thì sẽ giảm tối thiểu 46 sở trên cả nước.

Phương án 2: Bộ đề xuất khung các sở với mức độ tinh gọn cao hơn phương án 1. Cụ thể: Không quá 20 sở đối với thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; không quá 18 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I; không quá 17 sở đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II và loại III. Theo phương án này, sẽ giảm tối thiểu 88 sở trên cả nước.

Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện theo 2 phương án trên sẽ bảo đảm được sự thống nhất về tên gọi và phân công chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của các sở và trao quyền chủ động cho địa phương trong việc quyết định cơ cấu tổ chức của các sở, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức các sở tinh gọn hơn, hạn chế sự cào bằng về số lượng tổ chức các sở giữa các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tuy nhiên, cần sửa đổi thẩm quyền của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định 123/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đề xuất phương án 3, quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập bảo đảm không vượt quá số lượng sở hiện tại có tại thời điểm tổ chức thực hiện Nghị định. Thực hiện phương án này sẽ bảo đảm được sự thống nhất về tên gọi, phân công chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của các sở và trao quyền chủ động cho địa phương trong việc quyết định cơ cấu tổ chức của các sở như phương án 1, 2. Hạn chế của phương án này là địa phương không chủ động và thực hiện quyết liệt thì sẽ không tinh giảm được đầu mối tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và cũng cần sửa đổi thẩm quyển của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định 123/2016/NĐ-CP như đối với phương án 1 và 2.

Trong các phương án nêu trên, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1 nhằm bảo đảm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn ( Nguồn Báo Chính phủ)

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận
Đang phát:
Phim truyện: Hai số phận T31
Thời sự tối 28/3/2024

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 29/03/2024

05:30Hình hiệu sáng 29.3 + Giới thiệu chương trình trong ngày
05:35Tình khúc Belero
06:05Chương trình tiếng Mường
06:20Chuyên mục Nội chính- PCTN: Đẩy mạnh cải cách hành chính giảm nhũng nhiễu trong dân
06:30Thời sự sáng 29.3 + Dự báo thời tiết
06:55PS: Phát huy vai trò của Dân quan tự vệ trong Phong trào BVANTQ
07:15Chương trình thiếu nhi
07:30Trang địa phương huyện Mai Châu
07:45Trang địa phương huyện Lạc Thủy
08:00Phim truyện: Hai số phận T30
08:45Giới thiệu văn bản pháp luật
08:50Phóng sự : Người dân với phong trào rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe
09:05Phim tài liệu: Việt Nam thời đại HCM – Biên niên sử truyền hình T60
09:35PS: Đẩy mạnh cơ chế một cửa, một cửa liên thông
09:45Tạp chí Thông tin kinh tế
10:00Phim truyện: Tư Mỹ Nhân T62
10:45Chương trình tiếng Thái
11:00Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T689
11:15Tạp chí Văn hóa xã hội
11:30SMVH: CLB hát dân ca Mường giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
11:45Thời sự trưa 29.3
12:00Phim truyện: Cửa tử hắc ám T36
12:45Nhịp cầu âm nhạc
13:15Thế giới quanh ta
13:40Diễn đàn cử tri: Người dân mong muốn đầu tư Ngầm Đôm Bám, xã Định cư.
13:50Phim Sitcom Trận chiến của những bác sĩ thực tập T688
14:05Phóng sự: Cần nhân rộng mô hình dân vận khéo ở cơ sở
14:35 Chương trình tiếng Thái
14:50Chuyên mục Món Ngon: Những món ăn độc đáo của đồng bào Thái
15:00Phim truyện: Thập điện Âm dương T3
15:45Thời sự trưa 29.3
16:00Bản tin thế thao
16:05Nhìn ra tỉnh bạn
16:35Nhìn ra thế giới
17:20Tạp chí TTKT : Gía phân bón giảm – Niềm vui của người dân
17:30Phim truyện: Cửa tử hắc ám T15
18:15Chương trình thiếu nhi
18:30Trang địa phương thành phố Hòa Bình
18:45Trang địa phương huyện Lương Sơn
19:00Tiếp sóng Thời sự Đài THVN
19:45Thời sự Hòa Bình tối 29.3 + Dự báo thời tiết
20:15Chuyên mục An ninh Hòa Bình
20:25Phim truyện: An gia thiên hạ T43
21:15Chương trình tiếng Mường
21:30Phim truyện: Thập điện âm dương T4
22:10Phóng sự: Lạc Sơn sắp xếp cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương
22:20PS: Tỉnh HB giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự
22:30Thời sự Hòa Bình tối 29.3
22:55Bản tin thể thao
23:00PS: Lạc Sơn : ứng dụng Chuyển đổi số nâng cao năng lực KCB
23:10Phim truyện: Hai số phận T32

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 29/03/2024

HÒA BÌNH
Weather Hoa binh
overcast clouds
25°C
1.56m/s 93%
30/03
Weather Hoa binh
33°C
23°C
31/03
Weather Hoa binh
39°C
24°C
01/04
Weather Hoa binh
42°C
24°C